Cập nhật nội dung chi tiết về Góc Khuất Mưu Sinh Khi Định Cư Úc mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nước Úc không phải là thiên đường, là nơi tha hồ kiếm tiền như nhiều người vẫn nghĩ. Để hoà nhập và mưu sinh với cuộc sống định cư Úc, nguòi Việt đã phải trải nghiệm làm nhiều công việc khác nhau. Những thập niên 70-80-90 của thế kỷ 20, công việc người Việt làm nhiều nhất lúc đó là đi làm farm (hái nho, cam, táo, cà chua…), sản xuất bánh mì; may và giặt là. Làm farm đòi hỏi phải có sức khỏe bởi phải dầm mưa, giãi nắng suốt ngày. Trải nghiệm nhiều công việc khi mưu sinh định cư tại ÚcBánh mì là thức ăn thường nhật của người Australia và dân Australia lại đặc biệt thích bánh mì Việt Nam vì hợp khẩu vị, do đó các cửa hàng bánh mì của người Việt làm ăn rất phát đạt. Nổi tiếng nhất là các lò ở Melbourne. Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngày nay được nhiều người dân Australia biết đến vì vừa ngon miệng lại vừa đơn giản. Trong thập niên 1990, nghề may của người Việt tại Australia là nghề “hốt bạc”. Lúc đó mỗi gia đình Việt Nam tại Australia đều có thể trở thành một xưởng may. Sau này, do sự phát triển của hàng quần áo Trung Quốc nên nghề may của người Việt tại Australia tàn lụi dần. Nay một số người vẫn làm nghề này, nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu riêng của các cá nhân.
“Ngay ngày hôm nay hả chị?” – nhìn đồng hồ đã 14g chiều, chúng tôi ái ngại. “Cà đang vào cuối vụ, tụi em là sinh viên chị mới giúp đỡ, chứ thời điểm này khó nhận thêm người lắm” – chị N. giục qua điện thoại. Sau khi loanh quanh bốn giờ đồng hồ từ Melbourne Central, cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm tập kết là căn nhà khá khang trang ở Sunshine.
Ra dẫn khách vào là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, chúng tôi đoán là chị N., người đã gọi điện thoại hồi chiều. Vừa mới bước chân vào nhà, chúng tôi được giục đi ngủ vì sáng mai mọi người phải ra farm lúc 3g. Những người làm farm không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát.
Những người làm farm định cư Úc không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát. Đúng kế hoạch, chiếc xe 16 chỗ cũ kỹ đến đón mọi người lúc 3g sáng. Trên xe đã có vài phụ nữ tuổi từ 30 đến 60 ngồi nói chuyện rôm rả. Chị N. và anh tài xế lúi húi khiêng lên xe hai bao gạo lớn, thịt, dưa hấu và nhiều thực phẩm khác. “Phải mang ra tiếp tế, ở đó không có chợ đâu” – chị N. nói.
Định cư Úc không như nhiều người nghĩ?
Mà sao kỳ này lại thuê sinh viên, thường ngày bả thuê khách đi du lịch không mà” – một phụ nữ khoảng 50 tuổi càm ràm về sự xuất hiện của người lạ trên xe. Khoảng 5g, farm cà hiện ra lờ mờ trước mắt, bên ngoài mưa rả rích. Mọi người xuống xe bước nhanh vào khu ở trọ, ai nấy đều mang theo nón, giày đi farm và cả những vật dụng lặt vặt khác. Bên trong khá ồn ào, tôi đoán có khoảng 40 người đủ lứa tuổi, từ thanh niên đến trung niên.
Trò chuyện với chúng tôi trong giờ nghỉ tối, anh Long, quê ở Bình Thuận, cho biết vợ chồng anh sang Úc đã gần hai năm, hầu như farm nào cũng có mặt vợ chồng anh. Sang định cư Úc không có người thân, ban đầu hai vợ chồng nhờ bạn bè, khi quen rồi thì tự lo. Anh Long cho biết ban đầu chỉ định xin visa du lịch làm farm vài tháng kiếm chút vốn, ai dè dính luôn không về được.
Khi được hỏi lý do “dính”, anh thở dài: “Giờ là thân phận của kẻ trốn chui trốn nhủi bất hợp pháp, không biết sao về đây”. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Để sang được đây, vợ chồng anh phải vay mượn hơn 120 triệu đồng làm giấy tờ.Vừa đặt chân đến Úc là phải chạy ngay đến farm xin việc. Thông thường chủ farm rất thích thuê dân đi du lịch vì đó là đối tượng có nhu cầu thật sự, thời gian làm lại dài. Công việc ban đầu của vợ chồng anh là cắt tỉa thân nho, sau đó chuyển sang làm farm dâu.
Vừa cực lại vừa bị ép giá, nhưng vợ chồng anh không dám than vãn. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Giơ đôi bàn tay thâm đen, chai sần, anh Long giải thích đó là hậu quả của những ngày làm cà bin, một loại cà to và cứng hơn cà chua đỏ.Hái đến chai cả tay, rướm máu mà vẫn không dám ngừng, “bởi mỗi lần đau lại nghĩ ngay đến áp lực nợ nần trong nước là hết dám ngơi tay” – anh nói. Lại có lần vợ anh bị mất tiền để dành, thế là toi công. Hai vợ chồng anh Long đi làm với mục tiêu trước mắt là trả nợ trong nước và gửi tiền về cho bà ở quê nhà chăm sóc hai đứa con.
Trường hợp như vợ chồng anh Long không phải hiếm: xin visa đi du lịch, sau đó trốn ở lại làm farm định cư Úc là hình thức lao động phổ biến hiện nay. Phần lớn họ nghe theo lời vẽ vời của những chủ thầu rồi vay mượn tiền ra nước ngoài làm farm trả nợ sau.Thế nhưng khi sang đến nơi, nhiều người mới vỡ lẽ mọi việc không đơn giản như thế. Trong khi “lao động du lịch” chật vật kiếm từng đồng chi trả cho cuộc sống hiện tại lẫn trả nợ ở quê nhà, thì các chủ thầu tha hồ tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào này. Bởi lao động kiểu du lịch như thế này thường thấp cổ bé miệng, không có quyền trong việc ra giá lao động.
Bên cạnh đó, những rủi ro rình rập như bị trục xuất cũng đẩy lao động phải cố thủ ở nông trang bằng mọi giá. Sau hai ngày làm farm, tôi trở lại Melbourne tiếp tục việc học mà vẫn không quên được hình ảnh vợ chồng anh Long và những số phận khác ở đó.
Thể Thao Đại Học Mỹ: Những Góc Khuất Của Học Bổng
Nước Mỹ vẫn thường được biết đến như một quốc gia của cơ hội và sự bình đẳng về cơ hội, nơi bạn không cần là một học sinh thông minh để vào học một đại học danh tiếng nhờ hệ thống học bổng rộng rãi dành cho những người giỏi thể thao.
Nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt!
“Động cơ của tôi không phải là lòng tham, mà là phải phân định đúng sai rõ ràng” – Ed O’Bannon nói trong một phỏng vấn của tờ Miami Herald, sau khi thẩm phán liên bang Claudia Wilken đã xử anh thắng cuộc trong vụ kiện Hiệp hội Thể thao đại học quốc gia Mỹ (NCAA).
O’Bannon là cựu sinh viên và cầu thủ bóng rổ của Đại học bang California ở Los Angeles. Anh đã kiện NCAA sử dụng quá mức hình ảnh của mình trong trò chơi điện tử NCAA Basketball bán rất chạy của Hãng Electronic Arts mà trong đó NCAA nhận khoản tiền bản quyền hình ảnh khổng lồ, còn anh chẳng được gì do những quy định rất bất cập của hệ thống học bổng đại học cho dân chơi thể thao giỏi ở Mỹ hiện nay.
Theo phán quyết ngày 8-8-2014 của thẩm phán Wilken, từ niên khóa 2016-2017, NCAA phải cho phép các VĐV – sinh viên ở hai môn bóng rổ và bóng bầu dục Mỹ (American football) không chỉ nhận học bổng mà kèm cả một khoản tiền tương ứng nếu như trường và NCAA sử dụng hình ảnh, tên tuổi của họ cho các hoạt động thương mại.
Từ thỏa thuận trong mơ
Ở 39 trong 50 bang của nước Mỹ, nhân viên khu vực công được trả lương cao nhất là một VĐV ở trường đại học
Trong khi hàng triệu người phải chật vật trả những khoản học phí đại học rất cao ở Mỹ, hàng trăm trường, gồm cả những trường danh tiếng nhất, vẫn dành nhiều học bổng toàn phần cho một số ít VĐV xuất sắc có thể giúp họ chiến thắng ở những giải liên trường đại học.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người coi đó là một hệ thống bóc lột bất công. O’Bannon, hiện là một nhân viên môi giới bán xe, đã theo đuổi vụ kiện từ năm 2009.
Do có quá nhiều cản trở của một tổ chức lớn và nhiều uy quyền như NCAA, mãi tận bây giờ họ mới bị phán quyết là vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Có điều vụ việc chưa dừng lại ở đó và NCAA còn có thể kháng án.
Sự thay đổi mà phán quyết trên mang lại là chưa lớn về mặt giá trị: mức trần mà NCAA phải trả cho các sinh viên – VĐV chỉ là 5.000 USD.
Tuy nhiên, nó mở ra một tiền lệ có thể thay đổi hoàn toàn một trong những sân chơi thể thao thu hút nhiều sự chú ý và kiếm được nhiều tiền nhất ở Mỹ.
Rất nhiều người nước ngoài ngạc nhiên khi biết người Mỹ coi trọng thể thao ở đại học ra sao. Đội trưởng một đội bóng đại học ở châu Âu không nổi tiếng hơn sinh viên thủ khoa của khoa hóa học, nhưng ở Mỹ các ngôi sao thể thao đại học có hàng triệu người hâm mộ.
Năm 1906, NCAA ra đời. Và nay hệ thống bóng bầu dục Mỹ và bóng rổ hoạt động theo hai bậc: trường đại học cho VĐV giáo dục miễn phí, phòng rộng rãi trong ký túc xá, các lợi ích vật chất khác hỗ trợ học hành, và những VĐV này thi đấu khoác áo của trường.
Những người giỏi nhất dần sẽ lên chuyên nghiệp và kiếm được nhiều tiền. Nhưng họ không thể chơi ở Giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ (NFL) sau ít nhất là ba năm đã chơi cho đội đại học.
Với Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), quy định là họ ít nhất phải 19 tuổi. NFL, NBA và NCAA tránh việc cạnh tranh thu hút nhân tài bằng cách chia các cuối tuần ra: bóng bầu dục đại học vào thứ bảy, chuyên nghiệp vào chủ nhật.
Nhiều tiền, nhiều tranh cãi
Dù chính thức chỉ là nghiệp dư nhưng thể thao đại học có sức thu hút rất lớn. Và đi kèm đó là những hợp đồng truyền hình béo bở.
Tính tất cả các môn, doanh thu từ thể thao đại học Mỹ là 10,5 tỉ USD/năm, cao hơn Giải NFL. Không tới 30% trong khoản tiền đó được chi cho học bổng và hỗ trợ tài chính các cầu thủ – sinh viên.
Theo lập luận của NCAA, sinh viên chỉ là cầu thủ nghiệp dư nên không thể nhận lương như những người chuyên nghiệp.
Ngoài ra, NCAA cũng đòi hỏi các ngôi sao thể thao phải có thành tích học tập tương đối. Nhưng đó chỉ là lý thuyết.
Để chiến thắng, rất nhiều VĐV – sinh viên phải tập luyện cật lực không thua gì dân chuyên nghiệp và không còn nhiều thời gian cho bài vở, dẫn tới tình trạng gian lận trong thi cử.
The Economist dẫn một cuộc điều tra ở Đại học North Carolina phát hiện các VĐV – sinh viên thường được đăng ký học chung một lớp, mà họ đều có điểm danh nhưng chẳng ai đến lớp.
Tính trung bình ở năm đội bóng rổ mạnh nhất của NCAA, chỉ 44% thành viên các đội có thể tốt nghiệp trong vòng sáu năm.
Những bê bối còn tệ hơn thế. Hầu hết VĐV – sinh viên sống trong nghèo khó vì học bổng không trang trải gì hơn ngoài chi phí học hành và ở ký túc xá, trong khi NCAA cấm họ ký các hợp đồng với tư cách cá nhân.
Nếu cơ quan giám sát của NCAA phát hiện cầu thủ kiếm thêm bằng cách bán áo đấu hay chữ ký, hoặc nhận quà vật chất như vé máy bay, thậm chí là đồ ăn miễn phí, họ sẽ đưa ra các án treo giò rất dài, đồng thời có thể cắt luôn học bổng của sinh viên đó trong năm học tới.
Trong nhiều thập kỷ, điều đó đã được chấp nhận một cách nghiễm nhiên, nhưng những năm gần đây, áp lực với NCAA từ truyền thông và các tòa án ngày càng lớn.
Năm 2011, trong cuốn sách The shame of college sports (Nỗi hổ thẹn của thể thao đại học), Taylor Branch, một sử gia về nhân quyền, đã viết rằng việc các đại học kiếm được hàng triệu USD từ lao động không được trả công tương xứng của các VĐV, rất nhiều người trong đó là người da đen, là “chế độ nô lệ đồn điền kiểu mới”.
O’Bannon không phải là người đầu tiên đưa NCAA ra tòa. Trong một vụ khác, một nhóm các cựu VĐV đại học đã kiện NCAA vì tổ chức này nhận mọi khoản tiền đền bù cho các chấn thương mà sinh viên gặp phải khi chơi thể thao.
Trong một vụ khác, một thẩm phán về lao động mới đây đã chấp thuận cho đội bóng bầu dục của Đại học Northwestern thành lập công đoàn.
Hồi tháng 3, Jeffrey Kessler đệ đơn kiện NCAA đòi dỡ bỏ nhiều hạn chế với các VĐV – sinh viên.
Hiện NCAA đang chiến đấu để giữ độc quyền của họ, bao gồm việc kháng án với phán quyết trong vụ O’Bannon.
Tổ chức này tiếp tục khẳng định trả tiền cho các VĐV – sinh viên ngoài học bổng sẽ hủy hoại thể thao đại học trong sáng và khiến các cầu thủ “bị khai thác quá mức về mặt thương mại”, chỉ là một cách diễn đạt khác của “được trả đúng với sức lao động của mình”. Tranh cãi sẽ còn tiếp diễn.
Góc Khuất “Khốn Khổ” Của Những Du Học Sinh Xa Nhà Sẽ Khiến Nhiều Người “Nghẹn Ngào”
Xa nhà, sống ở một đất nước mà cơ hội được nghe ngôn ngữ mẹ đẻ cũng trở nên xa xỉ, không có gia đình hay bạn bè ở bên, việc gì cũng phải tự lực cánh sinh, thiếu thốn đủ thứ quen thuộc… là nỗi khổ của những du học sinh.
Người ta thường nghĩ, du học – được học tập và sinh sống ở một đất nước khác là một ước mơ mà nhiều người ấp ủ trong mình. Nhiều du học sinh trước khi lên đường cũng có suy nghĩ như thế trong đầu. Nhưng, đằng sau ánh hào quang về tương lai sáng lạng hơn nhiều người, là những góc khuất “khốn khổ” mà 10 người thì 9 người không biết về cuộc sống của du học sinh xa nhà.
1.Không chỉ giới trẻ, nhiều phụ huynh cũng nghĩ rằng du học là con đường đem lại tương lai tươi sáng nhất. Dường như bất cứ ai trong chúng ta, khi ngồi trên ghế nhà trường đều ấp ủ một ước mơ về du học, thường mơ mộng khi đọc những tin tức về những con người gốc Việt thành công nơi đất nước xa lạ nào đó. Và, có lẽ chẳng ai phủ nhận, ngày xách valy và bay tới một bầu trời xa lạ nào đó cách cánh cửa nhà hàng nghìn kilomet, trong tâm hồn cũng phơi phới những mộng ước tuyệt vời.
2. Nhưng, nước mình và nước người ta khác xa nhau nhiều quá. Những món ăn quen thuộc, những mùi vị vốn có trong món ăn mẹ nấu, những thức ăn vặt la liệt và thân quen trước cổng trường mỗi ngày, bỗng nhiên… mất hút khỏi cuộc sống của bạn ngay khi bước xuống máy bay. Mới đầu những du học sinh vẫn chưa thấy “thiếu thốn”, nhưng càng ngày, sự biến mất của những thứ đó sẽ chỉ còn hiện hữu… trong mơ. Từ những con tôm tươi ngon lành, canh cua đồng, canh cá lóc, cho đến mùi vị nước mắm mà Việt Nam chính là thiên đường, thì ở xứ người, có bói cũng không ra.
4. Càng sinh sống ở xứ lạ lâu, các du học sinh càng nhận ra cơm rang ngon hơn McDonald, pizza không bằng xôi lạc và gà KFC là thứ tệ nhất mà thậm chí mì gói vẫn còn hơn pasta. Nhưng cơm rang không bán ở các quán hàng bên nước người, xôi lạc không đầy rẫy bên vỉa hè mọi con đường mình đi qua, và mì gói phủ đầy các siêu thị lẫn tạp hóa Việt Nam thì trở thành món hàng khan hiếm ở phương trời lạ lẫm. Không phải thành phố nào cũng có bán mì gói trong siêu thị, và các bạn du học sinh trở nên… ganh tỵ với nhau chỉ vì chỗ mình không bán mì gói, còn chỗ khác thì có.
5. Tết ở Việt Nam là dịp sum vầy của mọi gia đình. Người ta trông chờ Tết đến chỉ để được về nhà với bố mẹ, ông bà, gặp gỡ đầy đủ mọi thành viên trong gia đình. Nhưng Tết lại là một nỗi cô đơn của những du học sinh xa nhà, bởi vì bên cạnh không có bố mẹ, cũng không thể bay thẳng về nhà. Tết là những ngày không dám vào facebook, mỗi lần nằm trên giường lại tưởng tượng bầu không khí tết ở xung quanh, một mình giữa thành phố chỉ toàn những người không nói tiếng mẹ đẻ, cảm nhận nỗi buồn tủi cô đơn.
6. Đi du học có nghĩa là laptop trở thành người bạn thân nhất trên đời. Buồn vui, assignments, projects, game online, chat, blog… tất cả chia sẻ cho laptop thay vì gọi đám bạn ra trà đá, café như những ngày còn ở Việt Nam. Lúc ấy, bỗng nhiên cảm thấy thật thèm được ngồi cùng ai đó bên vỉa hè, thoải mái kể cho họ nghe những điều mình đã đi qua, những vấp ngã trong hành trình trưởng thành…
7. Đi du học có nghĩa là nhìn theo cái vẫy tay xa xăm của bố, là bóng mẹ trước màn hình webcam. Cả thế giới xung quanh tối om thì khoảng không trước màn hình vẫn phải sáng, và mình vẫn phải nở nụ cười. Lúc nào trong tâm trí cũng mặc định một điều rằng không thể để bố mẹ ở nhà lo lắng, cho dù cuộc sống bên này có quá nhiều cô đơn, áp lực, rất muốn được khóc òa lên như đứa trẻ. Nhưng, điều duy nhất có thể làm, chính là gồng mình lên mạnh mẽ trong những cuộc video chat về quê nhà.
8. Cả thành phố rộng lớn là thế mà số du học sinh đồng hương chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, cơ hội gặp gỡ càng ít ỏi đến mức, bất chợt nghe đâu đó một ai đó nơi công cộng nói tiếng mẹ đẻ bỗng cảm thấy trong lòng rưng rưng. Đó chính là cái cảm giác “thèm người” mà không phải ai cũng hiểu được, đến mức gặp được đồng hương chỉ muốn bắt luôn về nhà.
9. Sự thiếu thốn tự nhiên khắc ghi vào tiềm thức một nỗi “ám ảnh”, việc chăm chỉ nhất mỗi ngày chính là nghĩ đến khi về Việt Nam mình sẽ làm gì, việc đầu tiên là note lại list cần ăn, cần mua và cần làm. Và có thể lặp lại điều đó hàng trăm lần không chán, lúc nào cũng cảm thấy những thứ mình muốn vẫn chưa đủ, vẫn còn nhiều nhiều nữa.
10. Ngày ra đi, ước mơ tuyệt vời nhất chính là bầu trời nơi xứ người và tương lai xa vời mà nhiều người đã kể. Trải qua cuộc sống nơi ấy mới biết được, ngày được về Việt Nam mới hiểu ra, ước mơ màu hồng lúc ra đi thực ra chính là ngày trở về. Ở quê nhà có bố mẹ, có hàng tỉ thứ muốn ăn, muốn mua, có hàng triệu người nói tiếng mẹ đẻ, có những thứ quen thuộc đã luôn gọi mình trở về trong những giấc mơ. Không đâu bằng chính ngôi nhà của mình, là sự thật!
Khám Phá New York Dưới Góc Nhìn Định Cư
Thành phố này đóng vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong với một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu.
Thành phố này thường được gọi là New York City để phân biệt với tiểu bang cùng tên.
Vị trí nơi cửa sông Hudson có bến cảng tự nhiên kín và bên cạnh Đại Tây Dương đã giúp nó phát triển nổi bật trong vai trò một thành phố thương mại có tốc độ phát triển vượt trội.
Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm và tạo ra mật độ dân số cao.
Thành phố gồm có năm quận là: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten.
Đây là thành phố chính vùng cực bắc tại Bắc Mỹ có khí hậu bán nhiệt đới ẩm.
Do vậy, mùa hè của thành phố này tương đối ấm áp và mùa đông thì không quá lạnh tương đối thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế.
Xét về mặt tổng thể, dân số của thành phố này thuộc diện đong nhất Hoa Kỳ.
Dân số thành phố được ước tính vào năm 2007 khoảng trên 8,3 triệu người với một diện tích đất là 789,4 km².
Chưa kể, dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 17.405 km² (6.720 dặm vuông Anh). Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ.
New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba “trung tâm tập quyền” kinh tế thế giới cùng với Luân Đôn và Tokyo. Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để thấy được trình độ khi nh tế của thành phố này là như thế nào. New York được ví là “một gã khổng lồ về kinh tế” của thế giới.
Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới tính đến cuối năm 2008, khiến nó trở thành trung tâm tài chính lớn nhì thế giới(sau Luân Đôn.
Thành phố New York là địa điểm của một số bất động sản giá trị nhất thế giới và Hoa Kỳ. Điển hình là bất động sản số 450 Đại lộ Park được bán với giá 510 triệu đô la vào ngày 2 tháng 7 năm 2007.
Có thể nói, không nơi nào có thể là một môi trường đầu tư lí tưởng như New York.
Tuy nhiên bạn sẽ ngạc nhiên về thành phố này khi không như mọi thành phố lớn khác tại Hoa Kỳ, chuyên chở công cộng là kiểu chuyên chở phổ biến nhất của New York. Nơi đây có khoảng 54,6% người dân New York ra vào thành phố làm việc trong năm 2005 sử dụng giao thông công cộng.
Ngoài ra, giao thông vận tải đường sắt, đường hàng không cũng rất phát triển.
Với những giới thiệu của chúng tôi, tin rằng bạn đã thấy được những điều đặc biệt từ thành phố này. Vậy bạn có muốn định cư lâu dài tại New York?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Góc Khuất Mưu Sinh Khi Định Cư Úc trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!