Đề Xuất 3/2023 # Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới hạn đề thi THPT quốc gia 2021

1. Những tác phẩm 100% không ra trong kì thi :

Không phải bỗng nhiều hay là tự ý mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2021. Tất cả đều có cơ sở và nguyên do  của nó.

– Thuốc – Lỗ Tấn (các tác phẩm nước ngoài )

Đây hẳn là một tác phẩm khá hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng chỉ tiếc tác phẩm đó là văn học nước ngoài vậy nên xác xuất xuất hiện sẽ  là 0%. Các Bạn hãy  để ý mà xem từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vậy nên điều đó đồng nghĩa với  tất cả các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ loại bỏ hết như :

— Số phận con người – Sô Lô Khốp

— Ông già và biển cả – Hemingway

— Ai đã Đặt Tên cho dòng Sông

Thực ra nếu mà nói tác phẩm này không thể ra là cũng  không đúng vì đây là tác phẩm rất  hay và cũng cực kì  quan trọng của chương trình văn học  lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt kê  tác phẩm này vào đây là vì một lý do hết sức đơn giản đó là  tác phẩm này đã thi ở năm 2019. Vậy  nên  xác  xuất  truyện ngắn này xuất hiện  trong năm nay là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.

— Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca

Những ngày qua  thì mình có biết thêm  vài  thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Trường  Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học và đồng nghĩa với  điều đó thì tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca”  sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.

— Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc

2. Khoanh vùng đề thi THPT quốc gia 2021

Thông điệp phòng chống covid-19

3. Những tác phẩm trọng tâm

Công  việc loại ra các tác phẩm không thể thi cơ bản  đã xong thì các tác phẩm còn lại sẽ là thứ mà các bạn phải học thật chắc chắn , thật  vững vàng để có thể tự tin tiến tới kì thi. Và trong những tác phẩm đó các bạn nên đặc biệt lưu ý đến một số tác phẩm sau đây sẽ có xác xuất ra cực kì.

Tây tiến

Nếu nhắc  đến ngữ văn lớp 12 mà không nói đến Tây Tiến thì đó là một thiếu xót rất  lớn. Hơn nữa đã lâu rồi tác phẩm này chưa xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây  vậy nên hãy đặc biệt lưu ý đến bài thơ này.

Việt bắc

Cũng như Tây Tiến thì bài thơ  Việt Bắc cũng là cái tên khổng lồ  không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là 2 tác phẩm thơ  tiêu biểu của văn học lớp 12 và cả 2 đều  khá là lâu chưa ra thế nên hãy thật sự để tâm  đến 2 bài thơ này đầu tiên

Sóng

Sóng là tác phẩm mà KhoaYDược Hà Nội lo lắng  nhất và xác xuất xuất hiện của bài thơ này chắn chắn rất cao. KhoaYDược Hà Nội  lo vì đây là tác phẩm tưởng chừng là dễ nhưng thực chất rất khó viết. Thế nên đề thi năm nay mà  ra phải tác phẩm này thì thực sự là rất khó đối với các bạn .

Vợ chồng A Phủ

Đây là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học 12. Nếu như năm ngoái  tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa được chọn thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ sẽ là truyện ngắn tiếp theo được xuất hiện trong kì thi THPT.

Tác phẩm Người lái đò sông đà

Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn các độc giả  không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn những người ra đề. Thế nên hãy liệt tác phẩm “Người lái đò sông đà”  vào danh sách này

Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài  xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay hơn nữa vô cùng  ấn tượng trong chương trình văn học  lớp 12.

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

Ngoài ra các em  cần  phải chú ý đến một số tác phẩm như là  Vợ Nhặt, Đất Nước. Đó đều là những tác phẩm trọng tâm vậy  nên các em không nên bỏ qua những tác phẩm đó. Hãy cố gắng phân bố thời gian học tập  khoa học và hợp  lý, tác phẩm nào quan trọng thì nên dành thời gian ôn luyện nhiều và kĩ càng hơn.

4. Kết luận

Giới Hạn Kiến Thức Và Bày Cách Làm Đề Thi Ngữ Văn Thpt Quốc Gia Năm 2022

Đối với phần đọc hiểu và nghị luận xã hội là kiến thức nằm ngoài sách giáo khoa, người học chỉ cần quan tâm tới những vấn đề của cuộc sống, xã hội xung quanh mình thì sẽ có kiến thức. Tiếp theo, cần dành thời gian luyện đề theo những cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Phần cần dành thời lượng nhiều nhất cho giai đoạn ôn tập này là 11 tác phẩm văn học. Đó là: 4 bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng; 2 đoạn trích tuỳ bút, bút ký: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông; 4 đoạn trích tự sự: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa; 1 trích đoạn kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.

Từ nay tới ngày thi môn Ngữ văn (25/6/2019) còn gần 1,5 tháng, trừ thời gian cho bế giảng, nghỉ ngơi trước khi thi và những phân tâm khó tránh… các học sinh còn ít nhất một tháng – thời gian không quá ngắn để ôn tập những tác phẩm đã được học kỹ trong cả năm. Các em chỉ dành cho môn văn khoảng 1 giờ mỗi ngày thì cũng đã có được 30 + 3 giờ cho 11 tác phẩm, nghĩa là có quỹ thời gian từ 2- 3 ngày để ôn một tác phẩm.

“Không hề gấp nếu các em biết phương pháp ôn khoa học, thông minh, tránh học vẹt, học thuộc lòng. Ví dụ với 3 giờ trong ba ngày, ngày đầu các em đọc toàn bộ đoạn trích trong sách giáo khoa để ghi nhớ cốt truyện, chi tiết dẫn chứng, những lời thoại quan trọng hoặc nhớ những đoạn thơ, câu thơ quan trọng… Bên cạnh đó, các em kết hợp đọc bài giảng của thầy cô đã được ghi lại trong vở.

Ngày thứ hai có thể tách khỏi sách vở, tự hệ thống hoá lại kiến thức đã được tiếp nhận khi nghe giảng theo kiểu lập sơ đồ tư duy. Tiếp đó, các em đọc lại vở ghi để kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung phần kiến thức đã tiếp nhận và hệ thống hoá.

Ngày thứ ba, các em xác định các đoạn trong bài thơ, các chi tiết trong văn xuôi, kịch có khả năng xuất hiện trong tình huống đề, tìm mối liên hệ, hướng triển khai ý… Các em có thể xin ý kiến thầy cô. Như vậy sau 3 ngày học các em cũng không chiếm dụng thời gian các môn khác mà vẫn có thể nhớ dẫn chứng, hệ thống kiến thức theo bài giảng và luyện kỹ năng”

Người học cần xác định đúng mức độ yêu cầu của 4 câu hỏi Đọc hiểu để trả lời phù hợp: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tránh dài dòng câu nhận biết hoặc sơ sài câu thông hiểu, vận dụng… Xác định đúng một nội dung hẹp của vấn đề được yêu cầu nghị luận, tập trung bàn luận duy nhất bình diện ấy, không sa đà, lan man.

Tuyệt đối không viết đoạn văn nghị luận xã hội thành bài văn thu nhỏ với sự triển khai hệ thống ý của cả vấn đề nghị luận. Nội dung nghị luận cần viết chân thực, tránh sáo rỗng theo mẫu, luôn thể hiện quan niệm, suy nghĩ độc lập của chính mình.

Câu nghị luận văn học cần giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận trước khi triển khai hệ thống ý nghị luận. Theo mô hình đề tham khảo của Bộ GD- ĐT năm nay, câu nghị luận văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm rõ một vấn đề trong nội dung tác phẩm.

Nhưng nếu chỉ phân tích một chi tiết độc lập như vậy sẽ không thể triển khai được ý và không chỉ ra được mối quan hệ nhân quả giữa mạch truyện với chi tiết.

Tái hiện bối cảnh xuất hiện của người đàn bà trong nạn đói 1945 với những chi tiết ấn tượng về hình ảnh người sống/chết, âm thanh, mùi vị, không gian ngập tràn khí; Hình ảnh người đàn bà trong nạn đói thông qua các hình ảnh quần áo, bộ dạng, lời nói, cử chỉ, nét mặt, dáng vẻ, hành động…; Tái hiện lại chi tiết bánh đúc.

Phần tái hiện hai ý trên (bối cảnh và hình ảnh người đàn bà trong nạn đói) tránh lan man dàn trải, phân tích tất cả các chi tiết trong hai ý này chỉ nhằm hướng tới làm nền giúp nổi bật chi tiết ăn bánh đúc… Cuối cùng cần có đánh giá: Chi tiết cho thấy thân phận, phẩm giá con người bị chà đạp vì đói khát. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm đã hiện ra qua một chi tiết nhỏ.

Hướng ra đề mở cũng đòi hỏi cao ở tư duy học trò, các em phải thoát cách học vẹt, học tủ, học văn mẫu, luôn tự tin vào khả năng xác định và giải quyết vấn đề của mình sau khi đã được nghe giảng, đã tiếp nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Các em cần làm chủ kiến thức, nắm chắc kĩ năng phương pháp, đưa ra những cách nhìn riêng, chân thực của chính mình và khẳng định nó bằng sự kiến giải thuyết phục nhất.

Cảnh Báo Giới Hạn Tác Phẩm Ngữ Văn Cho Kì Thi Quốc Gia!

Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn các tác phẩm Ngữ văn cho kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020.

Thông tin lan truyền thất thiệt

Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng.

Theo chia sẻ, 5 tác phẩm không ra trong kì thi quốc gia là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh châu); “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi); “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo); “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

Bên cạnh đó, thông tin chia sẻ cho biết, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay là: “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng).

Ngoài ra, thông tin này có lời khuyên nên ôn các tác phẩm còn lại và một số tác phẩm lớp 11 như: “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam); “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân); “Chí Phèo” (Nam Cao); “Vội vàng” (Xuân Diệu); “Tràng giang” (Huy Cận); “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử); “Từ ấy” (Tố Hữu).

Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Chúng tôi khẳng định, những thông tin được chia sẻ như trên là thất thiệt, không có cơ sở. Bởi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không công bố đề minh họa cho kì thi quốc gia. Học sinh dựa vào đề minh họa và đề chính thức của năm 2019 để ôn tập cho kì thi năm 2020.

Tuy nhiên, đề thi quốc gia môn Ngữ văn được ra chung cho cả chương trình Giáo dục Thường xuyên và phổ thông nên 2 tác phẩm này học sinh chỉ cần nắm những nội dung cốt lõi cho biết.

Nhận định, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay như “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng) là hoàn toàn không sai lầm. Bởi, một số tác phẩm như “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm”, “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)… cũng thường xuyên được ra đề thi.

Học sinh không cần ôn các tác phẩm lớp 11, vì nội dung đề thi môn Ngữ văn năm 2019 và năm 2020 chỉ ra trong chương trình lớp 12.

Ôn thi môn Ngữ văn cần lưu ý những gì?

Thầy Nguyễn Việt Đức, giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra lời khuyên và những kinh nghiệm cho việc ôn tập môn Ngữ văn như sau.

Thứ nhất, phần đọc – hiểu, học sinh dành thời gian giải quyết không quá 20 phút.

Lưu ý khi giải quyết đề: Bước 1, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa, chú ý câu yêu cầu nhiều vế; Bước 2, đọc văn bản, lần lượt trả lời; Bước 3, xác định phương án trả lời.

Cụ thể, câu 1 thường hỏi các nội dung như: thể thơ/tìm chi tiết/hình ảnh/từ ngữ trong văn bản… (năm 2020 hạn chế hỏi các câu kiến thức như phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt…).

Câu 2, thường hỏi các nội dung như: tác dụng của biện pháp tu từ/ý nghĩa của từ/cụm từ/hình ảnh trong văn bản/tác dụng của một nhận định/dẫn chứng trong văn bản…

Hai câu hỏi này cần trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh diễn đạt dài dòng mất thời gian không đáng có.

Câu 3, đề yêu cầu mức độ thông hiểu, vì vậy câu hỏi sẽ khó hơn. Cần lý giải hợp lý, đảm bảo độ dài của câu trả lời (khoảng 3 dòng).

Câu 4, ở mức độ vận dụng, vì vậy câu sẽ có độ mở nhất định cho học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân.

Tuy nhiên lập luận của các em phải mang tính thuyết phục, nên cộng hưởng với đề. Nêu quan điểm, thuyết phục, rõ ràng (lưu ý câu 4 phải đạt độ dài khoảng 4 dòng).

Thứ hai, phần Làm văn. Câu 1, nghị luận xã hội dành khoảng 20 đến 30 phút. Nhất định phải gạch ý ra giấy nháp rồi viết, không viết theo cảm tính, lan man.

Câu hỏi thường hướng đến hiện thực cuộc sống, mang tính tích cực, vì vậy hãy viết theo chiều hướng tích cực. Có thể sử dụng dẫn chứng nhưng không sa đà thành kể lể. Chú ý hình thức đoạn văn, không quá dài, không tách đoạn…

Câu 2, nghị luận văn học nên viết trong thời gian 70 đến 80 phút. Không học tủ, không học vẹt, hãy học hiểu.

Nên tập trung chú ý một số tác phẩm: Nhóm 1 (“Việt Bắc” – Tố Hữu, “Sóng” – Xuân Quỳnh, “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm);

Nhóm 2 (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân);

Nhóm 3 (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh). Nhóm 4 (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, “Vợ nhặt” – Kim Lân…)

Đề thi chắc chắn không hỏi dạng đơn (đơn giản, một ý) mà sẽ có nhiều vế, có từ khóa (các dạng như nhận định, hai chi tiết, hình tượng, đoạn văn đoạn thơ… sau đó nhận xét hoặc rút ra một vấn đề phù hợp).

Đề Thi Thử Môn Văn Thpt Quốc Gia 2022

Đề thi thử môn văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Thí sinh làm thử để chuẩn bị kỳ thi sắp tới đạt hiệu quả cao

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu 2 (4,0 điểm) Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75-76)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!