Đề Xuất 5/2023 # Được Và Mất Khi Du Học Sớm # Top 5 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 5/2023 # Được Và Mất Khi Du Học Sớm # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Được Và Mất Khi Du Học Sớm mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không phải lúc nào đưa con ra nước ngoài học tập, phụ huynh cũng thu được “trái ngọt”, đặc biệt khi độ tuổi du học ngày càng nhỏ.

Hiện nay phụ huynh có xu hướng đưa con du học sớm, thậm chí từ lớp 7, 8 nhằm mục đích cho con thích nghi dần với điều kiện học tập ở nước ngoài trước khi tiếp lên bậc ĐH. Huỳnh Đỗ Phương Uyên, học sinh lớp 7 chuyên Anh trường chuyên Trần Đại Nghĩa, chúng tôi cho biết: “Lớp con có 45 bạn thì có hơn 30 bạn có ý định du học. Từ khi con học lớp Lá, mẹ đã cho con học tiếng Anh để mai mốt lớn đi du học. Hai em của con cũng được định hướng như vậy”.

Vợ chồng chị H.Y (Điện Biên Phủ, Q.1, chúng tôi chia sẻ: “Vợ chồng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ càng trước khi cho con du học bậc trung học ở nước ngoài. Đáng mừng là sau khi học một thời gian, cháu tiến bộ rõ rệt, cái dễ thấy nhất là cháu đã biết sống tự lập và đề cao tác phong công nghiệp. Đôi khi cháu còn “dạy” lại ba mẹ nhiều thứ”.

Giống như vợ chồng chị H.Y, chị Hồng (TP.HCM) có con du học ở Singapore từ năm lớp 10 cũng rất hạnh phúc trước sự thay đổi của con. “Trước đây con mình ở nhà lầm lì ít nói, bây giờ cởi mở, tự tin hơn hẳn”, chị Hồng cho biết.

Thế nhưng không phải phụ huynh nào cũng nhận được những kết quả tốt đẹp khi cho con ở tuổi thiếu niên đi du học. Không hiếm những cô, cậu bé đã nhanh chóng tiếp thu lối sống Tây, nói tiếng Tây sõi hơn tiếng Việt, coi thường lời dạy bảo của cha mẹ. Một phụ huynh có con du học từ năm lớp 10 buồn rầu: “Tôi dường như đã mất con. Trước đây cháu rất tôn trọng ý kiến của cha mẹ và ngoan ngoãn, lễ phép. Bây giờ cháu hay có câu cửa miệng: ở nước ngoài người ta thế này, người ta thế kia. Sự gắn bó với gia đình cũng không còn nữa”. Đó là chưa kể, không ít học sinh trước khi du học là đứa bé nhút nhát nhưng sau một thời gian trở thành một người hư hỏng: không chú tâm học hành, nghiện hút ma túy…

Nhiều bậc phụ huynh sẽ phải giật mình khi đọc tâm sự trên mạng của một du học sinh tên L.K.L: “Hai tuần ăn chơi đú đởn, sáng thì ngủ phè phỡn đến 12 giờ, có khi đến tận 15-16 giờ, dậy lại ngồi vào net, rồi đi uống cà phê. Thông thường là cả hội đánh bài đến tối, rồi lại đi xem đá bóng, không thì về nhà anh T. nấu ăn. Ăn xong lại tá lả đến 1 giờ sáng”.

Một du học sinh khác cho biết những sinh hoạt thường diễn ra trong những ngày ở xứ người: “Một lúc sau chúng tôi xuống sàn nhảy. Cả nhóm người Việt quây lại, họ chuyền tay nhau điếu thuốc và sau này tôi biết đấy là cỏ (tài mà). Phải khó khăn lắm tôi mới có thể từ chối không đưa cái thứ đấy lên mồm. Được một lúc mọi người lại phân phát cho nhau một viên thuốc lắc. Và đó là lần đầu tiên trong đời tôi được cầm cái thứ đó”.

Bản thân vợ chồng chị H.Y rất vui mừng vì con có nhiều thay đổi tốt khi du học nhưng vẫn đưa ra lời khuyên: “Tôi nghĩ tốt nhất vẫn là bậc ĐH hoặc sau ĐH, lúc đó trẻ đã đủ lớn, đủ hiểu được những giá trị cốt lõi, đủ gắn bó với gia đình và biết suy nghĩ cái gì nên và không nên”.

Chị Nguyễn Thị Hồng Mai, công tác tại Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam cũng hướng cho con trai đi du học sau khi tốt nghiệp THCS. Chị Mai cho hay: “Thật sai lầm khi nhiều bậc cha mẹ nghĩ bằng mọi giá phải gửi con đi học nước ngoài. Thực ra, du học chỉ tốt khi con mình thực sự có năng lực. Nếu ở VN học dở, không chú tâm đến chuyện học hành thì ra nước ngoài trẻ cũng khó mà tốt được. Mình biết nhiều trường hợp con học kém mà vẫn gửi đi du học, không theo được phải quay về, hoặc ở lại để tiêu tiền vô tội vạ của bố mẹ”. Theo chị Mai, phù hợp nhất là trẻ đi du học sau khi đã hoàn thành xong bậc THPT, trong trường hợp mới tốt nghiệp THCS thì cha mẹ phải tính toán, cân nhắc rất nhiều về những được mất, đôi khi phải chấp nhận một thực tế không được như mình mong muốn.

Theo thanhnien.com.vn

Du Học Đức Được Và Mất

Nhìn chung, hệ thống giáo dục của Đức được thành lập để cung cấp một lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn cao và đủ năng lực, kiến thức cho nhu cầu của xã hội. Tất cả mọi người, bất kể khả năng tài chính như thế nào, đều có thể học đại học với mức học phí 0 euro với điều kiện đáp ứng được tất cả yêu cầu về năng lực học tập dựa trên kết quả các kỳ thi. Học phí du học Đức được xem là yếu tố hấp dẫn nhất đối với sinh viên khi chọn du học Đức.

2. Chương trình đào tạo tuyệt vời

Đối với các sinh viên Berufschule, hay còn gọi là sinh viên học nghề tại Đức, lợi ích mà các sinh viên này nhận được có giá trị rất thực tế. Cụ thể, các sinh viên được được đào tạo bởi các bậc thầy dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Hơn nữa, sinh viên được tạo cơ hội để thực hành và rèn luyện kĩ năng rất nhiều. Đối với những nghiên cứu sinh làm việc tại các viện nghiên cứu nhưng có kỹ năng trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như cơ khí, có thể rèn luyện đồng thời cả hai lĩnh vực để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trong xã hội. Nếu học tốt, bạn có thể tiếp tục theo đuổi những bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Có tấm bằng này, con đường sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng rộng mở.

Với một hệ thống giáo dục kết hợp kiến ​​thức lý thuyết toàn diện với nghiên cứu tiên tiến được cải tiến bằng công nghệ hiện đại và các phát kiến, nền giáo dục Đức ở tất cả các cấp được coi là có chất lượng cao nhất. Thêm vào đó, Theo Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, bộ luật khung giáo dục đại học đã được mở rộng để tăng cường quyền tự quản của các tổ chức giáo dục.

3. Hệ thống giao thông ổn định

Bạn sẽ nhìn thấy một trong những hệ thống giao thông hiệu quả và đáng tin cậy nhất trên thế giới tại Đức bởi văn hóa đúng giờ được người dân ở đây thực hiện rất nghiêm chỉnh. Xe điện ngầm là sự lựa chọn phổ biến nhất tại địa phương, còn tại các thành phố lớn, xe buýt là phương tiện giao thông thông dụng. Tuy nhiên khác với ở Việt Nam, bạn phải mua vé trước rồi mới được bước lên các phương tiện giao thông công cộng.

Sinh viên phải gia hạn Visum 2 năm một lần

Du học sinh nào cũng cần phải gia hạn visum. Khoảng 2 năm là bạn phải đi gia hạn một lần, và điều này đồng nghĩa với việc phải cần đến tiền để chứng minh tài chính. Nhiều bạn đi du học Đức cứ tới khi gia hạn visum là phải vay mượn từ nhiều phía cho đủ, rồi sau đó rút ra trả dần, rất khó khăn. Việc bạn thi rớt hay chuyển ngành cũng có một mức giới hạn nào đó. Nếu quá mức đó bạn sẽ bị đuổi về nước. Ở Đức, học mãi một học kỳ trong thời gian quá lâu cũng không được phép.

Muốn đi làm thêm ở Đức, bắt buộc bạn phải có một bản hợp đồng lao động rõ ràng. Chính phủ Đức đề ra mức phạt rất nặng cho cả người thuê và sinh viên làm thêm đối với trường hợp vi phạm quy định trên. Ở Việt Nam, việc đi làm thêm có thể không cần hợp đồng đã tác động như một thói quen cho các sinh viên, khiến các bạn dễ vi phạm pháp luật nếu không nắm rõ. Ngoài ra, nếu không biết kiểm soát thời gian hiệu quả, các bạn sẽ dễ dàng bỏ bê việc học, muốn đi làm hơn là muốn đến trường. Bạn nên nhớ mục đích đến Đức của bạn là để học chứ không phải để đi làm thêm. Vì vậy, việc làm thêm là tốt với điều kiện không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của bạn.

Với những ưu và nhược điểm của du học Đức nêu trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và chuẩn bị cho mình tâm lý vững vàng để có thể lên kế hoạch rõ ràng nếu quyết định học tập tại Đức.

Tags: du học đức mất bao nhiêu tiền, chi phí du học đức 2018, du học đức 2019, du học đức nên học ngành gì, review du học đức, tất cả chi phí du học đức, chi phí du học đức 2019, du học nghề đức

Được Mất Khi Du Học Sinh Yêu “Tây”

Bình đẳng trong tình yêu

Có một điều phải công nhận rằng đa số giới trẻ nước ngoài không chỉ bình đẳng trong cuộc sống mà còn cả trong tình yêu nữa. Họ không đòi hỏi một cuộc tình ai là người chủ động, ngày kỷ niệm ai mua hoa tặng quà.

Sòng phẳng tiền nong

Sòng phẳng không hề có nghĩa là chi li tiết kiệm, hóa đơn cho bữa ăn nào hay món đồ chung cũng phải cộng gộp chia đôi chính xác từng đồng. Sòng phẳng đôi khi là anh ấy chủ động trả tiền bữa này, bữa sau bạn hãy chủ động thanh toán nhé.

Lúc nào cũng như ngày mới yêu

Có lẽ do ảnh hưởng từ văn hóa và lối suy nghĩ của Đông Á, tình yêu đôi lứa ở Việt Nam đôi khi còn bao hàm cả “tình” – “nghĩa”. Trong đó với lối sống phóng khoáng và suy nghĩ cởi mở của phương Tây, tình yêu dựa trên tình cảm, và đôi khi bao gồm cả tình dục.

Nhưng trên hết, với họ một mối quan hệ được duy trì bởi hạnh phúc của hai bên nên những quyết định được đưa ra một cách dứt khoát. Một khi đã bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, họ sẽ hết lòng vì tình yêu và đặc biệt cố gắng hết mình để cả hai cảm thấy vui vẻ và sung sướng nhất.

Ngôn ngữ tưởng chừng như không phải là vấn đề trong tình yêu, nhưng khi những bất đồng quan điểm giữa hai người xuất hiện, đó là lúc bạn nhận ra thật khó để giãi bày hết tâm tư bằng một thứ ngôn ngữ khác. Rào cản về ngôn ngữ đặc biệt được đẩy lên tới cao trào khi ngôn ngữ chung của hai người đều không phải là tiếng mẹ đẻ.

Thời gian đầu yêu nhau, sự khác biệt về văn hóa đôi khi là lại có sức hút mãnh liệt như hai thỏi nam châm ngược dấu vậy. Nhưng thời gian bên nhau càng dài, bạn và nửa kia sẽ ngày càng nhận ra những điểm khác nhau đến khó hiểu trong hành động, thái độ cũng như suy nghĩ của đối phương. Đây cũng là một trong những thử thách lớn nhất dành cho các cặp đôi này, quyết định chuyện hai người trong tương lai nên tiếp tục hay dừng lại.

Sự tham gia từ phía gia đình

Không phải gia đình nào ở Việt Nam cũng có lối suy nghĩ cởi mở để chấp thuận việc con cái có người yêu là người nước ngoài. Không hiếm những câu chuyện “dở khóc dở cười” khi cậu con trai đưa cô người yêu Tây ra mắt gia đình, kết cục lại nhận được sự phản đối và ánh mắt không hài lòng của phụ huynh. Những tình huống như vậy vô tình đẩy các bạn trẻ vào tình huống khó xử khi phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc gia đình hoặc người yêu.

Nguồn: Kênh 14

Tâm Sự Của Một Du Học Sinh Nhật: Những Điều Được Và Mất Khi Du Học Nhật

 Đơn cử như cách suy nghĩ, kiểu nói đùa, cách cư xử trong các tình huống… Sếp Nhật trong các công ty Nhật ở Việt Nam rất nhiều, nhưng nếu họ cảm thấy bạn “không giống” họ, bạn không có “phong thái” Nhật thì họ khó cất nhắc bạn lên vị trí cao trong công ty.

4. Một môi trường mới – một khởi đầu mới, để thay đổi mình thành một người tốt hơn.

Nếu như trước đây bạn bè bạn nghĩ bạn là một người nhút nhát và khó gần, mà thực ra bạn không phải thế? Ra nước ngoài, không có bạn bè, không mối quan hệ. Nói theo chiều hướng xấu, bạn mất tất cả. Nói theo chiều hướng tốt, bạn có một cơ hội có một không hai để ấn nút reset trở về một khởi đầu mới mẻ để khẳng định mình. Bạn sẽ trở thành một con người mới – tốt hơn.

5. Được sống giữa manga, anime và thời trang.

Nếu bạn yêu manga, anime và thời trang như tôi thì tôi chắc bạn sẽ thấy rất vui khi đi đến Akihabara vào những cửa hàng dành cho otaku, đi ngoài đường và thấy dân tình cosplay ầm ĩ nhảy nhót làm trò, hoặc khi đi giữa đường phố mà như sàn diễn thời trang.

Những điều tôi mất khi đến Nhật.

1. Tuổi thanh xuân, tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, tôi trải qua trên một đất nước khác.

Do vậy tôi không có khái niệm gì về những điều đang diễn ra trên đất mẹ. Tôi không biết ngôn ngữ 9x, không đi trà đá vỉa hè hay ăn chân gà nướng đêm. Tôi nhiều lúc lệch kênh với những người trẻ tuổi của chính đất nước mình.

2. Sự cô độc của du học sinh.

Người Nhật có những cái xấu riêng

của họ. Và dĩ nhiên tôi cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của những cái xấu đó. Ví dụ, người Nhật thích độc lập, con cái không nhận tiền gia đình đi học đại học, việc gì làm được một mình thì nhất quyết không đi nhờ người khác. Cũng tốt. Nhưng họ cứ lảng tránh những việc làm phiền người khác, đến 1 lúc nhìn lại không thấy ai ở bên cạnh mình cả. Tôi, có rất nhiều lúc cảm thấy cô độc trên đất Nhật.

3. Xa gia đình.

 Có nghĩa là khi ốm sẽ không có mẹ chăm sóc (có bạn nhưng bọn nó cũng bận nhiều việc của nó). Có nghĩa là khi xảy ra việc như tai nạn ô tô sẽ không có bố để cho lời khuyên nên giải quyết thế nào – dù gọi điện được thì bố cũng không biết ở Nhật họ xử lý thế nào. Tôi đã nhớ nhà.

4. Mai một bản xứ.

Đồng thời với việc hấp thu một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới, một cách sống mới, tôi bị mai một đi nền văn hóa bản xứ, tiếng Việt và cách sống của người Việt – bộ nhớ con người có hạn mà. Có khi tôi không cố tình, nhưng lỡ mồm nói chêm vào 1 từ tiếng Nhật, tôi bị bạn người Việt nhìn với ánh mắt khó chịu. Có khi tôi cảm thấy bị tổn thương với một câu nói đùa của người Việt – câu mà trước đây ở Việt Nam tôi thấy rất bình thường. Có khi tôi không thấy những trò chơi của các bạn người Việt vui nữa. Có khi tôi cảm thấy rất khó mở miệng nhờ vả một việc mà nếu ở Việt Nam tôi nói dễ dàng – vì ảnh hưởng cái văn hóa “không làm phiền người khác” của Nhật. Tất cả những điều trên sẽ chống lại tôi một khi tôi về nước và cố gắng hòa nhập vào cuộc sống Việt.

Hôm đi phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn có hỏi tôi một câu: “Nếu được quay trở lại quá khứ, anh sẽ trở về lúc mấy tuổi?”. Tôi đã trả lời:“Tôi sẽ không trở về. Cuộc đời tôi đã có những thất bại, nhưng nhờ những thất bại đó mà kết quả cuối cùng tôi đang ở trên nước Nhật. Cuộc sống ở Nhật có những điều không vui, những điều căng thẳng, nhưng nhờ đó mà tôi đã trở thành người mạnh mẽ hơn. Tôi hoàn toàn không hối hận với những quyết định từ trước đến nay”.

Những bạn đang băn khoăn lựa chọn giữa việc học ở Việt Nam và đi du học Nhật, hoặc một nước nào khác, hãy quyết định đu học đi. Đó là một thử thách rất lớn, nhưng cũng là một cơ hội rất lớn đang chờ bạn. Sống trong địa ngục hoặc sống trong thiên đường, tất cả là do BẠN lựa chọn!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Được Và Mất Khi Du Học Sớm trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!