Cập nhật nội dung chi tiết về Du Học Sinh Việt Nam Ở Mỹ ‘Vô Vọng’ Đường Về mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số phụ huynh và du học sinh tại Mỹ nói rằng họ hoang mang và “không tin tưởng” vào việc thu xếp đưa công dân về nước của các cơ quan hữu trách Việt Nam sau khi chuyến bay ngày 2/5 của Vietnam Airlines bị hoãn vì lý do khiến nhiều người nghi ngờ.
Tris, một du học sinh đã sang Mỹ 3 năm nay theo chương trình trao đổi văn hoá, nói với VOA: “Em nghe nói từ mẹ em là những người trên chuyến bay đó đa số từ 30 – 40 tuổi, không phải là du học sinh hay người dễ bị tổn thương trong tình huống Covid-19 này thì em cảm thấy họ, như mẹ em nói là làm ăn gian dối, còn em thì không thể tin là họ làm được như thế”.
Du học sinh này cho biết với giá vé lên đến 2.000 USD/người, cộng thêm tình trạng không chắn chắn đã khiến Tris và gia đình quyết định chưa về lại Việt Nam ngay, mặc dù ở lại Mỹ trong lúc trường học đóng cửa gây tốn kém không ít.
“Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 thì em quyết định về, chứ bây giờ mọi thứ hơi bị hoảng, chưa chắc chắn lắm nên mẹ em quyết định cho em ở lại đây thêm một xíu, rồi ba em mua vé máy bay để em có thể về”, Tris cho biết.
Chuyến bay của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã bị hoãn lại vào phút chót khi hàng trăm du học sinh, nhiều em dưới 18 tuổi, đã đến phi trường San Francisco, Mỹ, để làm thủ tục lên máy bay. Nhiều em bay từ nơi khác đến, đã học xong, hết visa hoặc trả nhà thuê, đã rơi vào tình huống không kịp trở tay vì sự kiện bất ngờ này.
Bà Ánh Tuyết, một phụ huynh tại Hà Nội có hai con đang theo học ở Ohio nói với VOA rằng mặc dù không rõ nguyên nhân chuyến bay bị hoãn vì lý do gì, nhưng thực tế các du học sinh nhỏ tuổi bị “bỏ rơi” tại sân bay ở Mỹ đã khiến nhiều phụ huynh có con đi du học như bà rất hoang mang và lo lắng. Hai con của bà Tuyết đã đăng ký nguyện vọng trở về Việt Nam với các cơ quan hữu trách nhưng hiện vẫn chưa nhận được hồi âm.
Bà Tuyết nói: “Đăng ký rồi, nhưng Đại sứ quán không trả lời. Các cháu có thông tin với chúng tôi là con đã điền vào form đấy, đã làm hết rồi nhưng cho đến giờ phút này con không có một thông tin gì trả lời là con sẽ được nhận hay không. Các cháu cũng muốn tin chứ, nhưng bởi vì các cháu không nhận được hồi âm nên các cháu vẫn phải nghĩ đến việc khác”.
Hiện hai con của bà Tuyết (đều trên 18 tuổi) đang cùng các bạn tìm kiếm những lựa chọn khác ngoài con đường thông qua Đại sứ quán Việt Nam, mà bà nói là “không có hy vọng”, để có thể trở về nhà.
“Tôi không có hy vọng vào việc đấy, bởi vì các cháu nói rằng nhìn trên biểu đồ thì một tháng chỉ có 2 chuyến thôi, mà hiện giờ con số (đăng ký) lên đến 3.000 rồi, tôi cũng không rõ lắm. Các cháu bảo rằng không thấy (Đại sứ quán) trả lời gì nên các cháu cũng tự tìm các chuyến bay ngoài. Các cháu sẽ chờ sân bay mở rồi tự tìm cách để về vì trường của các cháu đóng tận đến 2021”, bà Tuyết cho biết thêm.
Theo lời một cán bộ trên đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nói với VOA, trước nhu cầu về nước quá lớn của công dân Việt Nam tại Mỹ, cơ quan này không thể đáp ứng ngay tất cả các nhu cầu.
“Các cơ quan đại diện khuyến nghị, đề xuất với các cơ quan trong nước là tiếp tục tổ chức các chuyến bay tiếp theo hoặc nghiên cứu để mở cửa lại đường bay về Việt Nam, thì như thế sẽ một phần giải quyết nhu cầu”, cán bộ không muốn nêu danh cho VOA biết.
Vẫn theo lời công chức này, Đại sứ quán Việt Nam vẫn khuyến nghị công dân nên tuân thủ các khuyến nghị của Mỹ là không nên đi đâu vào thời điểm, kể cả về Việt Nam, vì nguy cơ lây nhiễm chéo cao tại khu vực sân bay và trên máy bay.
Theo cán bộ Đại sứ quán, “tất cả nguyện vọng của công dân đều đã được gửi về trong nước”, còn việc đáp ứng tất cả các nhu cầu thì “không thể trong một ngày hay 1, 2 chuyến bay hết được” vì điều kiện hạn chế ở cả hai quốc gia hiện nay.
“Hiện nay, về việc trao đổi với các cơ quan chức năng Mỹ, thứ nhất, Đại sứ quán đã trao đổi, đề nghị cơ quan chức năng Mỹ không phạt công dân quá hạn visa do lý do khách quan là không về nước được. Còn về các trường nói chung, chúng tôi đã thông qua các kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ, các kênh quan hệ chính thống của Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán để chuyển tải thông điệp nhờ các trường hỗ trợ, tạo điều kiện cho các du học sinh không thể về nước vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc chúng tôi trao đổi thì trao đổi, còn người ta có nghe, có đáp ứng hay không thì chúng tôi cũng không thể biết được”, cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam nói thêm.
Thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam cho biết đã hỗ trợ cho Vietnam Airlines hoàn thành các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của Mỹ để đưa nhóm công dân bị kẹt lại từ chuyến bay ngày 2/5 về nước. Chuyến bay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7/5.
Du Học Sinh Việt Nam Ở Mỹ Tăng ‘Chóng Mặt’
Vượt qua Nhật Bản, Việt Nam có tỉ lệ gia tăng sinh viên theo học tại Mỹ cao thứ 3 trong đợt tuyển sinh vừa qua, một khảo sát mới đây của SEVIS cho biết
Từ tháng 7 tới tháng 11.2015, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đến 18,9%, đặc biệt ở các trường đào tạo cao đẳng, đại học. Đây là con số chỉ xếp sau Ấn Độ (20,7%) và Trung Quốc (19,4%), những nước đóng góp nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ.
Thống kê này do Hệ thống thông tin về Sinh viên và Khách mời trao đổi (SEVIS) thực hiện và công bố trong tháng 12.2015. Khác với cách tính của Open Doors, thuộc Viện Giáo dục Quốc tế, những con số của SEVIS tính theo thời gian thực và bao hàm tất cả những người theo học tại mọi cấp trong hệ thống giáo dục.
Sự tăng trưởng của số lượng người Việt Nam theo học tại Mỹ được nhận xét “chóng mặt”, qua đó nâng tổng số học viên, sinh viên người Việt ở Mỹ lên 28.883 người. Như vậy, Việt Nam hiệp xếp thứ 6 trong thống kê về số học viên, sinh viên nước ngoài tại Mỹ.
Cũng theo thống kê này, Mỹ đã vượt qua Canada xét về số lượng sinh viên Việt Nam theo học. Trong thống kê tới tháng 10.2015, có 28.524 sinh viên Việt Nam học ở Úc, giảm 0,4% so với năm 2014, trang University World News đưa tin hôm 15.1.
Các sinh viên Việt Nam hiện diện ở tất cả 50 bang ở Mỹ, từ 6 người ở Alaska cho đến 6.151 người tại California. Trong đó, 5 bang có nhiều sinh viên Việt Nam nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts và New York.
Theo lý giải của SEVIS, sở dĩ số lượng sinh viên, học sinh và học viên Việt Nam gia tăng là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cải thiện trong cùng khoảng thời gian tương ứng, cộng thêm tâm lý xem Mỹ là nơi đào tạo tốt. Và theo thống kê trên, phụ huynh người Việt Nam đã chi gần 1 tỉ USD cho việc giáo dục cho con em họ tại Mỹ.
Hiện tại ở Mỹ có khoảng 1,2 triệu sinh viên quốc tế theo học, với khoảng 75% số đó ghi danh vào đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Châu Á chiếm tới 77% số lượng người học.
Theo Thanh Niên Online
Lệnh Học Online Phải Về Nước: Sinh Viên Việt Nam Du Học Mỹ Không Muốn Về
“Tin mới nhất của Cơ Quan Di Trú Liên Bang thật bất ngờ. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện này lại có thể xảy ra được,” cô Thư Võ, du học sinh Việt Nam đang ở tại Garden Grove, chia sẻ.
Tin mới mà cô vừa đề cập là những sinh viên ngoại quốc đang theo học tại Mỹ phải trở về nước nếu trường chỉ còn giảng dạy trực tuyến, theo thông báo của Cơ Quan Di Trú Liên Bang đưa ra hôm Thứ Hai, 6 Tháng Bảy.
Lệnh này sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngàn sinh viên Việt Nam đang theo đuổi các chương trình đại học ở Mỹ hoặc tham gia những khóa huấn luyện tu nghiệp, cũng như các chương trình đào tạo nghề nghiệp.
Vì COVID-19 tiếp tục lây lan, các trường đại học trên toàn quốc hiện đang chuyển sang giảng dạy trực tuyến ngày càng nhiều.
Không muốn về sau 10 năm du học
Cô Thư đang học nửa năm đầu trong chương trình cao học kéo dài hai năm tại đại học Nobel University, Buena Park.
Cô nói: “Vì trong đại dịch nên trường cho sinh viên học online để tránh bệnh dịch, chứ trước tới nay chúng tôi học trực tiếp tại trường.”
Phải trở về Việt Nam sau 10 năm du học có thể sẽ là một chuyện rất khó khăn cho cô Thư.
Cô nói: “Tôi qua đây năm 20 tuổi, khi mà tuổi đời vừa đủ để mà hấp thụ những nếp sống mới, những thói quen mới trong một nền văn hóa hoàn toàn mới. Với cách sống mới mẻ, khác hẳn với lối sống ở Việt Nam như vậy, nếu phải trở về bây giờ, tôi nghĩ tôi sẽ bị hụt hẫng rất nhiều.”
“Tôi nghĩ, nếu phải về Việt Nam, tôi đoán tôi sẽ phải mất ít nhất là hai năm để hội nhập với cách sinh hoạt bên đó. Dù sao đi nữa, tôi đã sống tại Việt Nam 20 năm rồi nên dù có khó khăn đến đâu đi nữa, tôi cũng vượt qua được,” cô cười. ” Nhưng chắc chắn là sẽ không dễ dàng chút nào.”
Chưa có thời gian để mường tượng kỹ lưỡng những trở ngại văn hóa cũng như cách sinh hoạt mình sẽ gặp phải ở Việt Nam, cô chỉ nghĩ ngay đến một việc rất đơn giản. “Xếp hàng. Người mình trong nước không có thói quen xếp hàng. Tôi thì sợ nhất chuyện chen lấn. Rất ư là kém văn hóa.”
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến giờ, cô chưa về nước lần nào nên không thể biết chắc 100% rằng người mình trong nước còn giữ thói quen khó gây thiện cảm này nữa.
Suy nghĩ thêm về viễn cảnh không vui khi phải về nước, cô thêm: “Phải về Việt Nam khi tôi chưa học xong chương trình cao học thì thật là không công bằng cho tôi. Bao nhiêu tiền của và công sức, tôi đều dồn vào mảnh bằng này mà chả lẽ bây giờ phải mất tất cả sao.”
Nỗi lo âu khi phải về Việt Nam của cô Thư không nằm trong lãnh vực tài chánh. “Tôi không lo là khó tìm việc làm ở Việt Nam vì cha mẹ tôi quen biết nhiều, có thể giúp tôi xin việc trong nhà ‘bank’ hay dạy Anh văn trại các trung tâm sinh ngữ một cách dễ dàng,” cô cho hay.
Cô chia sẻ: “Trong suốt 10 năm nay, tôi có hai người bạn chí thân, thân như chị em ruột thịt. Chúng tôi chia sẻ với nhau tất cả, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.”
Cô nhỏ giọng: “Chưa xa nhau bao giờ nên tôi chưa thể cảm nhận được nỗi buồn nếu không được gặp các bạn hằng ngày, hay không được ‘text’ nhau hàng giờ nhưng tôi biết là tôi sẽ buồn lắm.”
Nhìn mông lung vào xe cộ ngược xuôi ngoài đường vài giây, cô sực nhớ: “Mà làm sao mà ép tụi tôi về được. Mỹ chưa có máy bay đi Việt Nam, và Việt Nam chưa có chính sách đón người ở ngoại quốc về.”
Và cái khó khăn trước mắt của cô là làm sao mà ra khỏi Mỹ được. “Đó là chưa nói, có ai đền tiền học phí cho tôi không,” cô thắc mắc.
Chính sách dở của Mỹ
Một sinh viên du học khác là anh Leon Đặng Quang Quốc Long, ở Riverside, cũng lo ngại sẽ gặp những trở ngại tương tự như cô Thư nếu phải lên đường về nước.
Anh không muốn cho biết tên đại học anh đang theo học.
Anh nói: “Tôi ở đây tám năm rồi và còn một năm nữa là xong chương trình ‘E.E.’ (electronic engineering), kỹ sư điện tử. Bây giờ, tự nhiên bắt tôi về nước, ai bồi thường học phí cho tôi? Đâu phải tôi tự ý thôi học đâu.”
“Tôi sẽ không đi đâu cả nếu tôi không được bồi hoàn học phí từ mùa đầu tiên cho chương trình ‘E.E,'” anh khẳng định.
Anh thở dài: “Tôi muốn học xong tiến sĩ thì còn có tương lai được nghiên cứu hay làm giáo sư đại học chứ mảnh bằng cao học thời buổi này thì còn kém đi buôn.”
Anh nhận định: “Cảnh sát di trú (ICE) quyết định dở quá. Làm vậy mất hết uy tín của Mỹ. Phải nhớ rằng sinh viên đến đây học không chỉ đem tiền đến cho Mỹ mà quan trọng hơn, những sinh viên này sẽ là những người cổ súy cho Mỹ, chính sách Mỹ, phong cách suy nghĩ Mỹ, lối hành xử Mỹ suốt đời họ ngay trên quê hương họ.”
“Sinh viên đến Mỹ du học sẽ là đại biểu cho Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Mỹ không nên làm mất lòng họ,” anh kết.
Trở lại trường hợp cô Thư Võ, cô vẫn còn hy vọng rằng sẽ có thể có đổi thay trong chính sách đối với du học sinh hoặc các trường có thể mở ra một lối thoát.
Cô nói: “Thứ nhất, chính sách của Cơ Quan Di Trú chỉ áp dụng vào mùa ‘Fall,’ mà bây giờ mới đầu mùa ‘Summer.’ Còn nhiều thời gian mà. Và thứ nhì, đại học Nobel University là trường tư, chuyên dạy sinh viên du học. Họ sẽ tìm ra một biện pháp hữu hiệu để giúp sinh viên chứ.”
Thống kê của tổ chức Education Data cho biết, có hơn 1.1 triệu sinh viên ngoại quốc theo học tại Hoa Kỳ năm 2019.
Trong năm 2018, các sinh viên ngoại quốc trả $45 tỷ để ghi danh tại các đại học đường Hoa Kỳ.
Thống kê cũng cho thấy niên khóa 2017-2018, có 24,325 du học sinh Việt Nam tại Mỹ.
Theo: Nguoi-Viet
Sinh Viên Đại Học Tốp Đầu Việt Nam Không Khác Du Học Sinh Ở Nước Ngoài Về?
Trong số các chỉ số thành phần của HDI thì thực tế, thu nhập trung bình đầu người của Việt Nam còn rất hạn chế, mới khoảng 3.000 – 4.000 USD/năm. Như vậy, ông Cường nhận định, kết quả HDI khả quan mang lại là từ chỉ số về phát triển giáo dục, y tế.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) hiện là Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân.
“Thế giới đang xếp giáo dục của Việt Nam ở mức khá cao, dù nền giáo dục còn nhiều vấn đề, tiêu biểu như sự cố sách giáo khoa đang khiến dư luận bức xúc”- đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định.
Vị đại biểu hiện là Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học ở Việt Nam đang có mức hiệu quả cao. Các trường đại học trong nước hiện tại vẫn là cái nôi của đổi mới, của sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng mang lại sự phát triển đột phá, là nền tảng cơ bản của giáo dục chất lượng cao.
Nghịch lý là mức đầu tư cho các trường đại học ở Việt Nam hiện rất hạn chế. Mức chi cho giáo dục trên mỗi sinh viên ở những trường đại học top đầu cả nước mới tương đương 1/15 so với các nước phát triển. Dù vậy, đầu ra của các sinh viên ở các trường top đầu này khác biệt không nhiều so với sinh viên du học ở nước ngoài trở về. Đại biểu nhấn mạnh, điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam đang rất tốt, cũng ở… top đầu thế gới.
Từ đó, ông Cường gợi ý Chính phủ nên có chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư cho giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. Ông nêu bài toán so sánh, có thể vay tiền từ nước ngoài về, “bơm” cho những trường đại học top đầu trong nước, hoặc để cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước vay lại để gây dựng được những trường đại học “nội”, tập đoàn tư nhân “nội” lớn mạnh sẽ hiệu quả hơn việc kêu gọi FDI, để các trường đại học quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài cầm tiền vào đầu tư, cạnh tranh với “gà nhà”.
Đại biểu bày tỏ tin tưởng, mục tiêu năm 2045 Việt Nam trở thành nước công nghiệp công nghệ cao, thu nhập bình quân đầu nước sẽ lên mức 20.000-25.000 USD/năm, khoảng cách với những “hổ” những “rồng” ở khu vực Châu Á thu hẹp được đáng kể.
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội) khẳng định 2020 là một năm thành công của Việt Nam. Việt Nam có cơ hội vươn lên vị trí thứ 4 trong ASEAN. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã nhiều lần nhấn mạnh “chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, vị thế như hiện nay”.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đang có được những kết quả đáng ghi nhận. Đại biểu khuyến cáo đầu tư, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, tập trung vào giáo dục đại học, triển khai mạnh mẽ chủ trương tự chủ đại học.
Đại biểu chia sẻ cảm thông, đổi mới giáo dục, sách giáo khoa là việc khó, ngay cả với các nước phát triển hơn Việt Nam. “Tôi tin, ngành giáo dục nếu quyết tâm cao, thực sự tiếp thu, cầu thị hơn nữa thì sẽ thành công, sẽ đổi mới được chương trình giáo dục” – ông Thắng phát biểu.
Ở khía cạnh khác, đại biểu nêu vấn đề, phát triển giáo dục nhưng nguồn lực con người đang chưa được chăm chút tương xứng với mục tiêu đề ra. Cần có biện pháp khuyến khích, phát triển chuẩn mực văn hoá con người Việt Nam phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực trong thời gian tới. Giáo dục phải giúp khắc phục được những biểu hiện phát triển lệch lạc về đạo đức và tư tưởng hiện nay.
Phương Thảo
Bạn đang đọc nội dung bài viết Du Học Sinh Việt Nam Ở Mỹ ‘Vô Vọng’ Đường Về trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!