Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Tphcm Và Gợi Ý Đáp Án Đề Thi Văn mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại chúng tôi năm 2019
*Gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TPHCM
de thi tuyen sinh lop 10 mon van va dap an-đã chuyển đổi
*Thầy cô và học sinh nói gì về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TPHCM?
Giáo viên Đỗ Đức Anh, tổ phó tổ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân, chúng tôi cho rằng đề văn năm nay của chúng tôi rất hay, không khô khan mà gần gũi với thí sinh, nhẹ nhàng và chuyển tải những thông điệp cần thiết cho lứa tuổi học sinh vừa học hết lớp 9.
Các câu hỏi của phần đọc – hiểu cũng không quá khó, học sinh có học bài và đọc kỹ văn bản là làm được. Riêng câu số 4 của phần đọc – hiểu thì hơi khó một chút nhưng thuộc dạng câu hỏi mở và mang tính thời sự.
“Cá nhân tôi đánh giá rất cao câu hỏi ở phần nghị luận xã hội (câu 2). Đề thi cho 4 hình vẽ với những quan điểm riêng. Thí sinh được chọn 1 quan điểm mà mình tâm đắc nhất để viết. Đề thi hay ở chỗ không gò bó và khuôn mẫu, yêu cầu học sinh phải viết về một quan điểm nhất định nào đó.
Cái hay của đề thể hiện rất rõ ở điểm này: giới trẻ ngày nay nhìn nhận cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau và các em được lựa chọn một góc độ mà mình thích nhất để bộc lộ tư duy, chính kiến, được tự do thể hiện sự thấu hiểu về cuộc sống, về bản thân mình”, thầy Anh nói.
Câu 3 (câu hỏi về nghị luận văn học) cũng được xem là hay và tạo cảm xúc cho thí sinh. Câu 2 cũng là một câu rất hay nhưng chỉ phù hợp với những học sinh giỏi văn và nắm vững kiến thức lý luận văn học.
(Đang cập nhật…)
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán 2022 Tphcm Và Đáp Án
Sáng nay ngày 3.6.2019, các sĩ tử lớp 9 ở TPHCM bước vào ngày thi cuối cùng của kì thi tuyển sinh lớ 10 với môn thi là môn Toán. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán 2019 chúng tôi năm nay có 8 câu, thời gian làm bài 120 phút. Thí sinh và giáo viên cho biết đề vừa sức, đều đã được thầy cô ôn qua.
*Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán 2019 TPHCM
Đây là đề thi Toán sáng nay:
*Gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán 2019 TPHCM
*Thầy cô và học sinh nói gì về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán 2019 tại TPHCM năm nay?
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên:
“Đề toán năm nay dễ, có mấy bài dạng khó như bài 6, hình không gian. Còn toán thực tế dễ, so năm ngoái dễ hơn, tổng bài em đoán 7 điểm”, em Vũ Nhựt Hào tại hội đồng thi Trường THCS Trần Văn Ơn quận 1 cho biết.
Còn em Minh Châu, thi vào Trường THPT Marie Curie cho hay: “Đề năm khá ổn, phần hình cầu hình học không gian khó. Muốn giải cần kiến thức mở rộng, phòng em bỏ hết câu đó, câu hình 1 điểm”.
Theo Tuổi Trẻ, một số học sinh ghi nhận đề thi tuyển sinh môn Toán năm nay khó và dài.
Em Thủy Linh, học sinh Trường THCS Phan Sào Nam (Q.3), nhận xét đề thi toán năm nay khó hơn năm trước, đề cập đến nhiều kiến thức khác nhau. Đặc biệt, câu số 8 về hình học khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy mới giải được.
Đề toán đưa vào nhiều dữ liệu dẫn dắt gần gũi với thí sinh. Chẳng hạn, thí sinh Bảo Trung, Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), cho hay khi yêu cầu thí sinh tính bội số thì đề đưa ra dữ liệu về ngày sinh nhật hay tính tổng chi phí của chuyến du lịch của học sinh…
Theo thầy Thới Công Lộc, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, đề thi năm nay không lạ với các em bởi theo mô típ năm trước đó. Đề ra những kiến thức theo chương trình, tuy nhiên cũng có tính phân loại. Những học sinh tầm trung bình khá nếu làm bài kỹ lưỡng có thể ghi được 7-8 điểm.
Còn thầy Nguyễn Hoàng Thông, giáo viên toán Trường THPT Marie Curie, nhận xét đề toán năm nay khá hay và tạo tính mới trong suy nghĩ tích cực cho các em học sinh, tránh học tủ.
Thầy Nguyễn Đăng Phú, nguyên tổ trưởng tổ Toán, Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3 cũng nói đề thi toán vừa sức thí sinh, học sinh có học bài và hiểu là làm được.
Tuy nhiên đề thi cũng có những câu phân hóa dành cho học sinh giỏi, đặc biệt là câu 6 – câu này học sinh ít gặp trong trường phổ thông nên có thể hơi lúng túng. Nhìn chung, đề thi như năm nay được xem là đúng chuẩn với một kỳ thi tuyển.
SOBEE sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất về đề thi và đáp án đề thi tuyển sinh môn Toán 2019 TPHCM…
(Tổng hợp tin: SOBEE)
Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 ( Có Đáp Án)
Năm học: 2017-2018
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Câu 1: (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện dữ dìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người an nam nào vứt bõ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khướt từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
(Trích “Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh)
a/ Nêu nội dung của đoạn trích
b/ Chỉ ra các lỗi sai về chính tả trong đoạn trích?
c/ Viết đoạn văn ngắn (theo thao tác diễn dich hoặc qui nạp) bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ sau:
“Người nắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
II. PHẦN LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên ” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10
Câu 1
Câu a. Học sinh nêu được nội dung đoạn trích: Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
(G/v căn cứ cách trình bày và diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp)
Câu b. Học sinh chỉ ra được các lỗi sai và đề xuất được cách chữa
Không viết hoa tên riêng: an nam → Sửa: An Nam
Viết sai âm đầu: dữ dìn → Sửa: giữ gìn
Viết sai âm cuối: khước từ → Sửa: khước từ
Viết sai dấu: vứt bõ → Sửa: vứt bỏ
(Nếu học sinh không chỉ rõ nguyên nhân sai hoặc không chỉ ra cách sửa chữa thì G/v chỉ cho nửa số điểm/ 1 yêu cầu)
Câu c. Đoạn văn cần đảm các yêu cầu sau
Viết đúng đoạn văn theo thao tác diễn dịch, qui nap. Trình bày sạch đẹp, đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng. Viết câu, dùng từ chính xác. Văn có cảm xúc … (0,5 điểm)
Nội dung: H/s có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Giải thích rõ về tiếng nói dân tộc và vai trò của tiếng nói dân tộc trong đời sống (0,5 điểm)
Phân tích tình hình sử dụng tiếng nói dân tộc hiện nay (Nhấn mạnh vào các hiện tượng sử dụng lạm dụng tiếng nước ngoài, pha tạp tiếng nói dân tộc, thay đổi cách viết, cách phát âm…) (0,5 điểm)
Giải pháp cho vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc (0,5 điểm)
Câu 2
Học sinh chỉ ra phép tu từ nhân hóa (0,5 điểm)
Tác dụng: Làm cho thiên nhiên trở nên có hồn, sống động và gắn bó với con người hơn (0,5 điểm)
II. Làm văn: Giáo viên tùy bài làm của học sinh mà linh động cho điểm
a/ Yêu cầu về kĩ năng (1,0 điểm)
Biết cách làm bài văn nghị luận
Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc.
Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
Chữ viết rõ ràng, cẩn thận
b/ Yêu cầu về kiến thức:
b1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)
b2. H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều
Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy (1,0 điểm)
Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. (Phân tích rõ từ “Cậy”, từ “Chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)
Khung cảnh “Em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”. Ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc
6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình (0,5 điểm)
Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình:
Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng
Nàng nhắc đến các biến cố đã xẩy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.
Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.
Bốn câu: Lời thuyết phục. (1,0 điểm)
Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:
Nhờ vào tuổi xuân của em
Nhờ vào tình máu mủ chị em
Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.
b3. Nghệ thuật: (0,5 điểm)
Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
b4. Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả. (0,5 điểm)
Đáp Án Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Ngữ Văn &Amp; Lịch Sử Năm 2022 Ở Quảng Bình
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2019 ở Quảng Bình được cập nhật nhanh, chính xác nhất sau khi có đề thi. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2019 môn Ngữ Văn ở Quảng Bình:
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2019 ở Quảng Bình:
ĐỀ THI LỊCH SỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2019 QUẢNG BÌNH Đề thi Lịch sử vào lớp 10 2019 của Quảng Bình gồm 5 câu hỏi. Thời gian làm bài là 60 phút.
Chi tiết đề thi như sau:
Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
Câu 2: (1,0 điểm) Hãy cho biết thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN?
Câu 3: (4,0 điểm) Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?
Câu 4: (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975).
Câu 5: (1,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với cách mạng Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN LỊCH SỬ 2019 QUẢNG BÌNH Lời giải đề thi Lịch sử vào lớp 10 2019 tỉnh Quảng Bình được biên soạn mang mục đích giúp các em tham khảo và đối chiếu dự kiến kết quả thi của mình.
Câu 1.
*Hoàn cảnh ra đời:
– Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
– Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
*Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Câu 2
* Thời cơ:
– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Câu 3
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hóa như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
– Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
– Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
2. Giai cấp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Phân hóa thành hai bộ phận:
– Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
– Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
3. Tầng lớp tiểu tư sản: bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.
4. Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức nặng nề. Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân: lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
*Thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
– Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
– Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
2. Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:
– Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
– Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
3. Tầng lớp tiểu tư sản:
– Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.
– Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
4. Giai cấp nông dân:
– Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.
– Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 4
Nguyên nhân thắng lợi:
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
– Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Câu 5
* Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
* Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam:
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
– Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
– Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Lịch sử 2019 Quảng Bình chính thức được cập nhật ngay sau khi sở GD&ĐT Quảng Bình công bố.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Tphcm Và Gợi Ý Đáp Án Đề Thi Văn trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!