Đề Xuất 3/2023 # Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” # Top 3 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ sáu – 20/12/2019 10:53

DIC – Mục đích của cuộc thi nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới; giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống phát triển xã hội.

Theo thể lệ Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần lần thứ 49 (2020) đối tượng tham gia là tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bản quyền các bài thi tại Việt Nam sẽ thuộc về Ban Tổ chức Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (2020). Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện. Phong bì thư cần ghi rõ: Bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU 49 (2020). Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611. Cuộc thi diễn ra từ nay đến ngày 25/02/2020.

Giải thưởng Quốc gia: 01 Giải thưởng Nhất trị giá 5.000.000đ; 03 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ; 05 giải Ba, mỗi giải:  2.000.000đ; 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ.  Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”. Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và kèm hai người thân (phụ huynh và nhà trường) dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng. Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao các giải thưởng dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số: 1.000.000đ; Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ; Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000đ.

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế. Nếu đạt giải, sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30 triệu đồng; Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng;  được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh./.

Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 50 Lấy Chủ Đề Đại Dịch Covid

Sáng 1-12, tại Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Bộ TT-TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) và trao giải Ba quốc tế cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (năm 2020). Đây là lần thứ 33, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn đã tới dự và phát biểu tại lễ phát động.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn trao giải cho em Phan Hoàng Phương Nhi đạt giải Ba quốc tế trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49. Ảnh: TRẦN BÌNH

Tại cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (năm 2020), em Phan Hoàng Phương Nhi (Lớp 7/2, Trường THCS Duy Tân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã đoạt giải Nhất quốc gia và giải Ba quốc tế. Đây là lần thứ 15 học sinh Việt Nam đoạt giải quốc tế sau 32 năm tham gia.

Với đề tài: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”, em Phan Hoàng Phương kể về hành trình của “mệ Sương bán Xôi”: Từ “mệ Sương bán xôi đắt khách” với cách gói xôi bằng túi ni lông nhanh và tiện nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm hại môi trường; đến “mệ Sương bán xôi ế khách” khi gói bằng lá chuối, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường song lại “mất thời gian” mà khách hàng khó chịu; và cuối cùng là mệ Sương đắt khách trở lại khi mệ gửi trong mỗi gói xôi lời nhắn nhủ cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Bức thư được đánh giá là đã toát lên thông thông điệp bảo vệ môi trường không chỉ bằng lời nói, ý nghĩ mà cần phải hành động, đồng thời, thông qua bức thư, những việc làm tử tế được tôn vinh, hình ảnh con người cùng nét văn hóa đậm bản sắc Việt được quảng bá đến bạn bè thế giới.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: Đây là một cuộc thi mang tính xã hội và tính giáo dục cao với mục đích nhằm giúp các em phát triển khả năng viết thư; làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. Cuộc thi cũng là dịp để các em hiểu biết thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong đời sống xã hội.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã tham gia cuộc thi trong hơn 30 năm qua và có quyền tự hào là các thí sinh của Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể khi đua tài cùng với bạn bè thiếu niên quốc tế tại cuộc thi này.

Giải Ba quốc tế trong cuộc thi lần thứ 49 vừa qua của em Phan Hoàng Phương Nhi không chỉ là niềm vinh dự của cá nhân em nói riêng mà còn là niềm vinh dự, tự hào của các em học sinh Việt Nam nói chung.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại lễ phát động cuộc thi. Ảnh: TRẦN BÌNH

Tại thời điểm này, thế giới đã có tới hơn 55 triệu ca nhiễm và hơn 1,25 triệu ca tử vong, tốc độ lây lan của đại dịch Covid-19 vẫn rất nghiêm trọng và mọi quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình chống dịch. Các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân nói riêng đều đang có những “trải nghiệm” khác nhau về đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân. Đây cũng được xem là dòng thời sự nóng bỏng, xuyên suốt từ đầu năm 2020 đến nay trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, công cuộc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đang được thực hiện rất tốt, với nhiều kết quả khả quan, được thế giới công nhận. Thông qua cuộc thi UPU lần thứ 50 này, các em thí sinh tham dự cuộc thi sẽ là sứ giả có thể nói với các bạn bè quốc tế về cuộc chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Các quy định của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 50 như sau:

– Đối tượng dự thi: Học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống đều được dự thi.

– Thời gian dự thi: Từ ngày 1-12-2020 đến ngày 28-2-2021 (tính theo dấu Bưu điện).

– Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng – số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

– Bài dự thi dài không quá 800 từ, viết tay trên 1 mặt giấy. Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem, gửi qua hệ thống bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post).

TRẦN BÌNH

Hội thi “Văn hay chữ tốt” cấp thành phố lần thứ 21 được tổ chức vào ngày 7-1 và hội thi “Lớn lên cùng sách” lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 8-1 vừa qua đã khép lại thành công tại Lễ tổng kết trao giải sáng nay 15-1 tại TPHCM.

Ghi nhận 4 trong số 50 gương nhà giáo là cán bộ, giáo viên được trao giải thưởng Võ Trường Toản 2020, chúng tôi nhận thấy các thầy cô là những giáo viên nhiệt huyết, say mê với nghề, có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục, lan tỏa các sáng kiến hay về đổi mới phương pháp quản lý và tổ chức giảng dạy, được đồng nghiệp tin yêu, phụ huynh và học sinh kính trọng.

Sáng 8-3, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia phối hợp với hệ thống tiêm chủng VNVC bắt đầu thực hiện tiêm chủng vaccine…

Bài Mẫu Viết Thư Upu Lần Thứ 49 Năm 2022: Thông Điệp “Tự Hào Việt Nam”

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020: Thông điệp “Tự hào Việt Nam”

Thứ Hai, ngày 24 tháng 2 năm 2020 – 09:12

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thời đại của công nghệ.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Trong khi đó nhà văn Phong Điệp truyền thêm cảm hứng sáng tạo cho các bạn học sinh khi viết: “Điều mà các thành viên Ban Giám khảo trông chờ nhất ở mỗi bức thư chính là có cơ hội được lắng nghe các em cất lên tiếng nói của mình, bày tỏ những suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống cũng như tâm tư, khát vọng của cá nhân”.

Bài mẫu thư UPU lần thứ 49 năm 2020: Thông điệp tự hào Việt Nam

Bài mẫu 1

Kính gửi chiến sỹ đồn biên phòng đảo Phú Quý

Vậy là cháu vừa kết thúc chuyến du lịch vô cùng thú vị trên đảo Phú Quý. Được gặp gỡ và trải nghiệm cuộc sống trên đảo đúng như là một món quà quý dành cho cháu.

Gặp chú và những người dân nơi đây, cháu được nghe rất nhiều câu chuyện và biết thêm được rất nhiều điều. Nhưng điều mà cháu thấy hứng thú đặc biệt vẫn là cuộc sống trên đảo nay đã gần hơn với đất liền nhờ sóng di động công nghệ 3G, 4G.

Thế nên mới có câu chuyện vui là các chiến sỹ trên đảo Phú Quý thích xem bóng đá và đội tuyển Việt Nam thi đấu nhưng đến khi truyền hình chưa mua được bản quyền ASIAD 2018 thì cũng phải thử lên mạng kiếm các kênh như “Xôi lạc TV”…

Ông chủ homestay mà nhà cháu nghỉ lại cũng kể chuyện xem bóng đá lần đấy y như vậy. Trong khi đó hàng ngày ông đã có thể cập nhật hình ảnh và thông tin đảo trên fanpage Facebook homestay mà ông lập ra, qua đó thường xuyên kết nối với những lượt khách đã đến và thu hút thêm nhiều lượt khách đến đảo.

Những ngư dân mà nhà cháu gặp thì chia sẻ rằng nhờ có sóng di động phủ ra ngoài khơi xa nên trong hành trình đi biển thì người ở nhà cũng có phần yên tâm hơn vì liên lạc được một chút.

Và như cháu được biết thì rất nhiều đảo lớn nhỏ trên đất nước ta cũng đang có cuộc sống phát triển tương tự với sóng di động công nghệ mới nhất phủ ra được đến nơi. Điều này thật đáng vui mừng.

Nhưng đây cũng là lúc cháu nghĩ đến các chiến sỹ và người dân trên quần đảo Trường Sa, nơi tiền tiêu “đầu sóng ngọn gió” mà cháu chưa được đến bao giờ. Ngoài khoảng cách đường biển từ đất liền đi ra gấp 4-5 lần so với Phú Quý thì Trường Sa chắc hẳn vẫn còn “khoảng cách” lớn về thông tin liên lạc.

Trong câu chuyện mà nhà báo Trung Kiên báo Công luận kể lại chuyến đi mới đây, nữ phóng viên Thùy Châu báo Tuyên Quang vì muốn tác phẩm của mình “nóng hổi”, kịp ra số báo in nên chị đã rất chịu khó đợi đến nửa đêm khi ít người dùng điện thoại, mạng khoẻ hơn để leo lên boong tàu ngồi “canh sóng”.

Nhà báo Thùy Châu còn ví von là: “Việc đi chao sóng trên tàu để gửi bài giống như người đi câu cá. Ấy vậy mà đêm nào may mắn tìm đúng điểm “sóng rơi” thì cũng chỉ gửi được vài tấm ảnh về tòa soạn là tôi mừng rơi nước mắt. Có những hôm thức trắng đêm nhưng vẫn không tìm được sóng”.

Đọc được những câu chuyện như vậy thì cháu mới hình dung ra sóng di động khó khăn như thế nào ở Trường Sa. Và trong bức thư này cháu chỉ muốn chia sẻ hy vọng rằng sau này bằng những cách nào đó mà những cánh sóng kết nối Trường Sa với đất liền sẽ thuận lợi hơn.

Giờ thư cũng đã dài, cháu chúc chú và các chiến sỹ trên các vùng biển đảo luôn mạnh khỏe và an tâm đứng nơi “đầu sóng ngọn gió” bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Bài mẫu 2

Kính gửi chúng tôi Trần Ngọc Thêm

Hôm đó chúng tôi Trần Ngọc Thêm nói: “Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính, kéo theo 2 đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai; năng động thì ưa thay đổi, phát triển.

Đúng vậy bác ạ, giới trẻ trong quá trình phát triển bản thân và tiếp nhận các nền văn hóa bên ngoài đôi khi lại quên mất rằng đất nước mình cũng có kho tàng văn hóa vô cùng lớn. Người Việt Nam có quyền tự hào về vốn văn hoá đậm đà thuần Việt cả trong những lĩnh vực văn học, nghệ thuật, kiên trúc, hội họa, điêu khắc…

Nền văn học dân gian Việt Nam ta phong phú các thể loại như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ nôm, thơ lục bát, sử thi…; kiến trúc Việt Nam thì có những mái đình cổ kính, thấp thoáng ẩn hiện dưới những gốc đa, sau những rặng tre xanh, giếng nước; âm nhạc có các làn điệu dân ca như ca trù, quan họ, cải lương; hội họa có những dòng tranh dân gian như Đông Hồ…

Thời đại mới đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan. Đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập.

Nhưng dù sao chắc hẳn bác và nhiều nhà nghiên cứu sẽ đồng ý rằng một số không nhỏ trong giới trẻ hiện nay rất quan tâm đến văn hóa truyền thống. Những dự án như phục dựng hình ảnh 3D cho Hoàng Thành Thăng Long với kiến trúc thời Lý – Trần – Lê cũng là minh chứng cho công sức mà các bạn trẻ dành cho nền văn hóa truyền thống.

Một điều nữa mà cháu thấy đó là các bộ phim Việt theo xu hướng cổ trang ngày càng nhiều và cũng rất được đón nhận. Trên mạng YouTube, những bài hát được giới trẻ yêu thích nhất có không ít bài mang âm hưởng truyền thống dân tộc vùng cao, tiêu biểu như bài “Tình yêu màu nắng” hay “Để Mị nói cho mà nghe”…

Tương tự như vậy thì những tác phẩm văn học và dấu ấn phim nhựa một thời được tái hiện trong các clip của nhóm 1977 Vlog cũng khiến giới trẻ dậy sóng một thời gian. Và mặc dù những dự án tái hiện lịch sử đôi khi hơi quá phá cách và cần định hướng thêm song điều đó cũng cho thấy giới trẻ vẫn sẽ dễ dàng tiếp nhận văn hóa truyền thống, chỉ là bằng cách nào.

Cháu nghĩ ngày nay thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, và tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế.

Và đúng như ý kiến của TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Đại học KHXHNV chúng tôi mà chắc hẳn chúng ta đều đồng tình, đó là cần biết khai thác lợi thế về nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo của thanh niên; cần có quan điểm giáo dục nâng cao năng lực thay vì áp đặt, thúc đẩy các phương thức giảng dạy tích cực khơi gợi và phát huy tính chủ động, sáng tạo và cái tôi của thanh niên; cần tạo không gian phù hợp cho các hoạt động của thanh niên, thu hút thanh niên chung tay đóng góp cho xã hội.

Và cuối thư, cháu chúc bác luôn mạnh khỏe, chúc cho giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam luôn có vị trí trong tâm trí các bạn trẻ.

Theo ictnews.vn

Thể Lệ Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Của Việt Nam Trên Địa Bàn Tỉnh Tiền Giang

Thể lệ Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (2020) của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

THỂ LỆ

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 49 (NĂM 2020)

Chủ đề: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”

(Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in)

       ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:  Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong.

MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:

Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm:

–  Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em.

– Giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới.

– Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

THỂ LỆ:

1. Đối tượng: Tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019).

2. Quy định về bài thi:

 - Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

– Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt.

– Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).

– Ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

– Trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.

– Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết.

* Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.

Phong bì thư cần ghi rõ: Bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (năm 2020).

3. Nơi nhận bài thi:   Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611

4. Thời gian:          Từ ngày 6/12/2019 đến 25/2/2020 (theo dấu Bưu điện)

5. Một số yêu cầu:

    – Không thành lập Ban Tổ chức và chấm chọn bài tại địa phương;

            - Không bắt buộc 100% học sinh của trường tham gia;

            - Bản quyền các bài thi thuộc về Ban Tổ chức;

            - Số hiệu: 11611 là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong.

6. Trang Fanpage chính thức của cuộc thi: Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam

GIẢI THƯỞNG:

1. Giải thưởng Quốc gia:

  – Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

– Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và kèm hai người thân (phụ huynh và nhà trường) dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng.

Giải cá nhân:

– Giải chính thức:

  + 01 giải Nhất: 5.000.000đ;

  + 03 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ;

  + 05 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000đ;

  + 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ.

 - Các giải phụ:

   + Giải dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số: 1.000.000đ;

   + Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ;

   + 61 Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000đ.

Giải tập thể:

Các trường có học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được nhận giải tập thể, mỗi giải 1.000.000đ.

 2. Giải thưởng Quốc tế:

      Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Nếu đạt giải, sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30 triệu đồng; Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng; được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

BAN TỔ CHỨC:

Trưởng ban: Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phó trưởng ban:

– Bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (Phó Trưởng ban Thường trực cuộc thi);

– Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đội Trung ương;

– Bà Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong;

– Bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;

– Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Và các ủy viên.

BAN GIÁM KHẢO:

Trưởng ban: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Phó Trưởng ban: Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo TNTP.

Các thành viên Ban giám khảo:

Nhà báo Phạm Thành Long;

Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh;

Nhà báo Nguyễn Đức Quang;

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn;

Nhà văn Lê Phương Liên;

Nhà báo Trần Hữu Việt;

Nhà văn Phạm Phong Điệp;

Tiến sỹ giáo dục học Nguyễn Thụy Anh;

Tiến sỹ văn học Nguyễn Thị Hậu

Nhà giáo Trần Thị Kim Dung;

Nhà báo Lưu Hà;

Nhà báo Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Ban Tổ chức đề nghị các cấp, các ngành phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, nhà trường, các em học sinh tham gia cuộc thi với chất lượng cao nhất./.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI ​

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!