Cập nhật nội dung chi tiết về Cuộc Thi Trực Tuyến “Tìm Hiểu 90 Năm Truyền Thống Vẻ Vang Của Đoàn Tncs Hồ Chí Minh” – Bệnh Viện Đa Khoa Long An mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CUỘC THI TRỰC TUYẾN
“TÌM HIỂU 90 NĂM TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH”
Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH
Vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch số 328-KH/TWĐTN-BTG về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” (26/03/1931 – 26/03/2021).
Theo đó, đối tượng tham gia cuộc thi lần này phải là cán bộ Đoàn – Hội – Đội, đoàn viên, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Nội dung cuộc thi bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các phong trào, công trình, sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến nay; những người anh hùng trẻ tuổi, lãnh đạo Đoàn Thanh niên các thời kỳ; những đoàn viên thanh thiếu nhi tiêu biểu có đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều cống hiến cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 90 năm qua; những ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, hiến kế nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Có 3 vòng thi: Vòng thi Tuần, Vòng thi Bán kết, Vòng thi Chung kết. Trong đó, vòng thi Tuần diễn ra trong 06 tuần với hình thức trực tuyến trong thời gian như sau:
+ Tuần 1: 15/12/2020 – 20/12/2020
+ Tuần 2: 21/12/2020 – 27/12/2020
+ Tuần 3: 28/12/2020 – 03/01/2021
+ Tuần 4: 04/01/2021 – 10/01/2021
+ Tuần 5: 11/01/2021 – 17/01/2021
+ Tuần 6: 18/01/2021 – 24/01/2021
07 thí sinh có điểm thi cao nhất hàng tuần được nhận giải thưởng tuần.
90 thí sinh được chọn tham gia vòng thi Bán kết, mỗi thí sinh được nhận phần quà và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
GIẢI THƯỞNG CHUNG CUỘC
Giải đội tuyển
– 01 Giải nhất: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển; Giải thưởng trị giá 15.000.000 đồng; bộ sách kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển, thành viên đội tuyển được tham gia các hoạt động cấp trung ương kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2021.
– 01 Giải nhì: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển; Giải thưởng trị giá 12.000.000 đồng; bộ sách kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển thành viên đội tuyển được tham gia các hoạt động cấp trung ương kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
– 01 Giải ba: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển; Giải thưởng trị giá 9.000.000 đồng; bộ sách kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển, thành viên đội tuyển được tham gia các hoạt động cấp trung ương kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
– 02 Giải khuyến khích: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển; Giải thưởng trị giá 6.000.000 đồng; bộ sách kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho từng thành viên đội tuyển.
Giải tập thể
– 01 Đoàn cấp tỉnh có số thí sinh tham gia thi nhiều nhất: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải thưởng trị giá 5.000.000 đồng.
– 01 Đoàn cấp tỉnh có tỉ lệ số thí sinh tham gia thi/tổng số thanh niên cao nhất: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải thưởng trị giá 5.000.000 đồng.
Giải cá nhân
– 01 giải đặc biệt dành cho thí sinh có tổng điểm số qua 03 vòng thi cao nhất toàn quốc (cộng dồn tổng điểm từ vòng thi trực tuyến, vòng thi Bán kết, vòng chung kết toàn quốc – lấy điểm của tập thể đội tuyên): Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và được tham gia các hoạt động cấp trung ương kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2021; Giải thưởng trị giá 5.000.000 đồng.
– 01 giải cho bài viết hay nhất về ý tưởng sáng kiến, giải pháp, hiến kế nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tham gia các hoạt động cấp trung ương kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Giải thưởng trị giá 3.000.000 đồng.
Để cuộc thi đạt kết quả cao, đề nghị các bạn đoàn viên thanh niên đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Long An tích cực hưởng ứng để góp phần vào thành công chung của cuộc thi./.
Ra Mắt Ứng Dụng Di Động “Thanh Niên Việt Nam” Và Phát Động Cuộc Thi Trực Tuyến Tìm Hiểu 90 Năm Truyền Thống Vẻ Vang Của Đoàn Tncs Hồ Chí Minh
Sáng 15/12, tại Trường Trường THPT Ngô Quyền, nơi thành lập Chi bộ Đoàn thanh niên Cộng sản đầu tiên của cả nước, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra mắt ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam” và phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021), hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Dự lễ ra mắt về phía Trung ương có các đồng chí: Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương. Về phía thành phố có các đồng chí: Lê Trí Vũ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; Lê Khắc Nam, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Với mong muốn xây dựng một ứng dụng hiện đại để kết nối đoàn viên thanh niên, tạo dựng kênh cung cấp thông tin chính thống, kịp thời, cung cấp các tiện ích phục vụ cuộc sống, Trung ương Đoàn và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã phối hợp xây dựng triển khai ứng dụng di động ” Thanh niên Việt Nam “. Ứng dụng ra đời sẽ góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng trong đoàn viên, hội viên, thanh niên. Cung cấp thông tin chính xác, hiệu quả, kịp thời tới đoàn viên, hội viên, thanh niên, đặc biệt là những thông tin cơ bản về tổ chức Đoàn, Hội. Hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thanh niên tìm kiếm thông tin về học tập, nghề nghiệp, việc làm và các dịch vụ, tiện ích khác.
Đây là kênh thông tin đồng hành tin cậy của thanh niên, nền tảng triển khai các cuộc thi trực tuyến do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức. Để sử dụng ứng dụng, các đoàn viên sử dụng điện thoại thông minh tải ứng dụng ” Thanh niên Việt Nam ” trên kho Google Play hoặc App Store, sau đó đăng ký, khai báo các thông tin cơ bản như tên tuổi, nơi thường trú, nghề nghiệp, số điện thoại. Hệ thống sẽ tổng hợp, phân người dùng về các nhóm theo địa bàn nơi thường trú. Thông tin sẽ được lưu vào hệ thống cơ sở dữ liệu App và VNPT ID với độ bảo mật cao. Các đoàn viên có thể dùng VNPT ID để đăng nhập dịch vụ.
Tại Hội nghị, sau bài phát biểu ra mắt Apps và phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu ” 90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ” của đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn; Ban tổ chức đã phát đi clip giới thiêu về Apps; thể lệ, cách thức tham gia cuộc thi. Và sau nghi thức ra mắt ứng dụng, phát động cuộc thi của các đồng chí lãnh đạo là hoạt động hưởng ứng của đoàn viên thanh niên thành phố ngay tại lễ phát động.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu ” 90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ” là một trong các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhằm tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên về quá trình ra đời, phát triển và truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; khẳng định vị trí, vai trò, niềm tự hào, vinh dự là người đoàn viên.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tặng hoa cảm ơn các đơn vị đã đồng hành với cuộc thi và các đơn vị đăng cai tổ chức lễ phát động; Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng Bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng ứng dụng.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( 26/3/1931-26/3/2021), chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phương Trang
Câu Hỏi Tuần Thứ 12, Cuộc Thi Trắc Nghiệm Trực Tuyến “Tìm Hiểu 90 Năm Truyền Thống Vẻ Vang Của Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa”
Câu hỏi Tuần thứ 12, Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”
Tuần thứ 12 Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” bắt đầu từ 9 giờ ngày 22-6 và kết thúc vào lúc 8 giờ ngày 29-6-2020, trên website https://www.90namdangbothanhhoa.vn. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 – 29-7-2020).
Hàng tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các Cuộc thi trắc nghiệm tuần. Mỗi tuần có 4 giải thưởng, bao gồm 1 Giải Nhất: trị giá 3.000.000 đồng; 2 Giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng; 3 Giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng; 5 Giải Khuyến khích: Mỗi giải trị giá 500.000 đồng.
Câu hỏi thi tuần thứ 12 cụ thể như sau:
Câu 1:Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 03 đồng chí là những ai?
A.Vương Xuân Cát, Lê Công Thanh, Lê Văn Sĩ
B.Lê Thế Long, Vương Xuân Cát, Lê Văn Sĩ
C.Lê Thế Long, Lê Công Thanh, Lê Văn Sĩ
D.Ngô Đức Mậu, Lê Công Thanh, Lê Văn Sĩ
Câu 2:Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Ngày 25/6/1930, tại làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
B. Ngày 25/6/1930, tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa
C. Ngày 25/6/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân
D. Ngày 25/6/1930, tại số nhà 26, phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa
Câu 3:Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất diễn ra vào tháng, năm nào? Ở đâu? Đồng chí nào được cử làm Bí thư Tỉnh ủy?
A.Tháng 01/1948 – Làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân – Đồng chí Hồ Viết Thắng làm Bí thư
B. Tháng 02/1948 – Làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân – Đồng chí Hồ Viết Thắng làm Bí thư
C. Tháng 3/1948 – Làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân – Đồng chí Hồ Viết Thắng làm Bí thư
D. Tháng 4/1948 – Làng Thuần Hậu, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân – Đồng chí Hồ Viết Thắng làm Bí thư
Câu 4: Thanh Hóa được xác định là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm nào?
A. Năm 1019
B. Năm 1081
C. Năm 1082
D. Năm 1029
Câu 5: Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu?
A.Ngày 4/9/1969, tại hội trường lớn của Tỉnh ủy – địa điểm sơ tán, làng Viên Nội, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa
B. Ngày 5/9/1969, tại hội trường lớn của Tỉnh ủy – địa điểm sơ tán, làng Viên Nội, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa
C. Ngày 6/9/1969, tại hội trường lớn của Tỉnh ủy – địa điểm sơ tán, làng Viên Nội, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa
D. Ngày 6/9/1969, tại hội trường lớn của Tỉnh ủy – số 4, Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa
Câu 6: Bạn hãy cho biết, Đảng bộ, Nhân dân Thanh Hóa được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng vào năm nào?
A. Năm 1984
B. Năm 1985
C. Năm 1986
D. Năm 1987
Câu 7:Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu?
A. Ngày 25/6/1930, tại làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
B. Ngày 10/7/1930, tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa
C. Ngày 29/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân
D. Ngày 27/9/1930, tại làng Cự Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa
Câu 8: Tính đến tháng 01/2020, tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu di vật được công nhận là bảo vật Quốc gia?
A.12 bảo vật
B. 11 bảo vật
C. 10 bảo vật
D. 9 bảo vật
Đáp án câu hỏi cuộc thi tuần thứ 11:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: C
Câu 7: B
Câu 8: C
Việt Linh (tổng hợp)
Đoàn Tncs Hồ Chí Minh
+ Tên tiếng Việt: HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
+ Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL UNION OF STUDENT
2. Ngày truyền thống của Hội: Ngày 9 tháng 1 hằng năm
3. Biếu trưng của Hội sinh viên: Biểu tượng hình tròn, nền xanh da trời (xanh Cyan 100%, biểu tượng hình ngọn lửa và ngôi sao dưới có dòng chữ Hội sinh viên Việt Nam)
5. Hội Sinh viên Việt Nam có tư cách pháp nhân, trụ sở TW Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội.
6. Truyền thống Hội Sinh viên Việt Nam:
Trong những năm 1949-1950, phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc nhằm chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho sinh viên, học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)… Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho gần 10.000 SVHS nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho SVHS học tập và trả tự do cho HSSV bị bắt. Bọn cảnh sát và lính lê dương đã đàn áp dã man đoàn biểu tình và giết hại anh Trần Văn Ơn, một thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của HSSV. Thanh niên học sinh cả nước đều tổ chức bãi khóa phản đối địch khủng bố tàn sát học sinh Sài Gòn và làm lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn. Run sợ trước khí thế đấu tranh sục sôi của nhân dân Sài Gòn, Thủ hiến Trần Văn Hữu đã hứa thỏa mãn các yêu sách: mở cửa các trường, trả tự do cho các học sinh bị bắt, nhận những công nhân bị sa thải vì đã bãi công để dự đám tang trò Ơn, cho phép ra lại những tờ báo đã bị đóng cửa vì đã loan tin các cuộc đấu tranh của quần chúng.
Tháng 2 năm 1950, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 09/01 làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 5 (11/1993) tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 làm ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Châu Á – là sự kiện trọng đại trong thế kỷ XX của dân tộc ta. Nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm nô lệ dưới ách thực dân trở thành người chủ thực sự của đất nước mình, đã nêu lên quyết tâm bảo vệ những thành quá cách mạng, giữ vững lời thề trong ngày Tuyên ngôn Độc lập: “Quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do”. Học sinh – sinh viên nước ta vô cùng phấn khởi, tự hào trước thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã nêu cao tinh thần yêu nước, vừa tích cực học tập, vừa tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền nhân dân non trẻ và anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”, cùng với nhân dân cả nước học sinh, sinh viên bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội rời về nông thôn, miền núi.
Phong trào học sinh – sinh viên phát triển ngày càng sâu rộng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Trước sự phát triển của phong trào học sinh – sinh viên Việt, ngày 15/6/1952 Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc đã phối hợp cùng Hội sinh viên Việt Nam và Đoàn sinh viên Việt Nam tổ chức hội nghị cán bộ học sinh – sinh viên lần thứ ba. Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng của phong trào. Học sinh – sinh viên Nam Bộ sau khi vượt qua vòng vây trùng điệp của kẻ thù để ra họp đã phản ánh sâu sắc tính thống nhất của phong trào học sinh – sinh viên nước ta dưới ngọn cờ của Đảng.
Cùng với tuổi trẻ và nhân dân cả nước, học sinh, sinh viên Việt Nam đã có một phần đóng góp sức mình vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Từ tháng 7 – 1954, miền Bắc sạch bóng quân xâm lược và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời là vùng tập kết của quân đội Liên hiệp Pháp. Theo quy định của hiệp định Giơnevơ, sau hau năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước nhằm tiến tới thống nhất nước nhà. Nhưng trên thực tế, quá trình lịch sử không diễn ra như vậy do sự xâm lược của đế quốc Mỹ và hành động phản bội của bè lũ tay sai. Bối cảnh đặt ra cho tuổi trẻ mỗi miền đất nước những nhiệm vụ cụ thể trong mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Với sứ mệnh lịch sử cao cả trước hiện tình hình đất nước, hàng vạn học sinh, sinh viên cùng với hàng triệu thanh niên miền Bắc đã đi đầu, góp phần tích cực giải quyết hàng vạn nhiệm vụ đề ra.
Đại hội lần thứ nhất Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức từ ngày 29 – 31/7/1955 tại Hà Nội. Đại hội thống nhất các tổ chức sinh viên thành Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam và đề ra nhiệm vụ: đoàn kết mọi lực lượng sinh viên cùng với nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và Thống nhất Tổ quốc. Đại hội đã thông qua bản Điều lệ, chương trình hành động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức vào ngày 5 – 5 – 1958 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội vinh dự được Bác Hồ đến thăm, động viên và giao nhiệm vụ, đó là: phải gắn lý luận với thực hành, học tập kết hợp với lao động; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhân dân đất nước. Trước sự phát triển của phong trào sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức vào ngày 3 – 3 – 1962 tại trường Kinh tế – Tài chính (Xuân Hòa – Vĩnh Phúc). Ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc, đại hội còn đề cao nhiệm vụ phát triển quan hệ hữu nghị với sinh viên, thanh niên các nước trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình.
Ngày 2 – 9 – 1969, Bác Hồ kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta, nhà hoạt động lỗi lạc của các phong trào cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng, Nhà nước và quân đội ta, người thầy, người Bác vô vàn kính yêu của thanh niên, học sinh, sinh viên và thiếu niên nhi đồng không còn nữa. Để xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và của Bác, tuổi trẻ Việt Nam đã nguyện: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Trong khí thế sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng đảng ta 40 tuổi và thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam lần thứ 4 đã họp trong hai ngày 6 – 7 /01/1970 tại Hà Nội. Đại hội đã ra nghị quyết đổi tên thành Hội Liên hiệp học sinh Đại học Việt Nam và nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của học sinh – sinh viên là: ra sức thi đua học tập tốt, xây dựng mục đích, động cơ và thái độ học tập đúng, xây dựng nề nếp học tập và rèn luyện tốt. Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ và vai trò làm chủ của học sinh trong xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa; hăng hái tham gia vào lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; tăng cường đoàn kết học sinh, sinh viên trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. phát huy thắng lợi của đại hội, phấn đấu thực hiện di chúc của Bác, các chi hội sinh viên và sinh viên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động và xây dựng cuộc sống mới. Hàng nghìn sinh viên đã lên đường theo lời kêu gọi của Tổ quốc vào Nam đánh Mỹ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 Hội sinh viên Việt Nam (22 – 23/ 11/1993) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của Hội sinh viên Việt Nam trong sinh viên và xã hội. Phát biểu tại đại hội, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng ghi nhận những những đóng góp to lớn của thế hệ học sinh – sinh viên và tổ chức Hội trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thành công và những kết quả của Đại hội đã tạo ra khả năng và điều kiện phát triển mới cho phong trào sinh viên và công tác Hội sinh viên Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22 – 23/12/1998. Đại hội đã thống nhất phương hướng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với sinh viên và tổ chức Hội sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với 6 chương trình hành động: giáo dục và rèn luyện của sinh viên; sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú và lành mạnh; sinh viên chung sức cùng cộng đồng và xây dựng Hội sinh viên Việt Nam, Đại hội nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp; đồng thời cũng giúp cho các ngành, các cấp cũng như toàn xã hội hiểu, cảm thông, tin tưởng và có trách nhiệm hơn đối với sinh viên, tổ chức Hội sinh viên.
Chúng ta có thể tự hòa rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục phát huy những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng. Đó là:
– Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn và Hội. Truyền thống quý báu này tạo ra động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử không những bộc lộ trong việc đạt tới đỉnh cao khi đối mặt với kẻ thù hoặc đứng trước những bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của đất nước, mà còn được thể hiện trong học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lao động, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, quyết vươn lên góp phần xây dựng tổ quốc giàu mạnh.
– Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học – nghệ thuật, thể dục thể thao. . . trong những giai đoạn khó khăn ở các thời kỳ cách mạng của đất nước. Hình ảnh người học sinh, sinh viên anh dũng vượt qua mọi thiếu thốn vật chất để học tập miệt mài nghiên cứu, tham gia xóa mù chữ cho đồng bào dưới những căn hầm chật chội, trong lòng địa đạo… trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm cho bạn bè trên thế giới xúc động và ngưỡng mộ. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, học sinh, sinh viên nước ta được đảng và nhà nước tạo điều kiện để phát huy tinh thần hiếu học đang ra sức kế tục truyền thống rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, phấn đấu khắc phục khó khăn, nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ đất nước.
– Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn. Đã có nhiều tấm gương quên mình giúp dân, có nhiều nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia các đội thanh niên tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo… Có nhiều tấm gương sáng giúp bạn học tập trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình.
Phát huy truyền thống quý báu đó, trong suốt quá trình rèn luyện cống hiến và trưởng thành, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, Hội sinh viên Việt Nam luôn phát huy truyền thống là một tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam, là nhịp cầu gắn bó giữa sinh viên với Đảng, Nhà nước với Đoàn thanh niên; là một lực lượng giáo dục quan trọng trong nhà trường. Thông qua các hoạt động của mình, Hội sinh viên mới “vừa hồng, vừa chuyên”; có kiến thức vững vàng, phong phú,; có khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại, thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có hoài bão lớn, lối sống đẹp; có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm cao với cộng đồng, củng cố và phát triển rộng rãi tổ chức Hội sinh viên Việt Nam, tập hợp đoàn kết đông đảo sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.
Ghi nhận những cống hiến xuất sắc của các thế hệ học sinh sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tặng thưởng huân chương Độc lập hạng Nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam nhân kỉ niệm 50 năm ngày truyền thống học sinh – sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam.
Năm 2005, ghi nhận thành tích xuất sắc của Hội sinh viên Việt Nam trong công tác tổ chức vận động Học sinh – sinh viên thi đua phấn đấu, rèn luyện, cống hiến phục vụ đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, Đảng và nhà nước đã tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh cho Hội sinh viên Việt Nam.
–NTV–
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cuộc Thi Trực Tuyến “Tìm Hiểu 90 Năm Truyền Thống Vẻ Vang Của Đoàn Tncs Hồ Chí Minh” – Bệnh Viện Đa Khoa Long An trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!