Đề Xuất 3/2023 # Chuyện Chào Bán Bản Thân Của Những Du Học Sinh Xuất Sắc # Top 11 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Chuyện Chào Bán Bản Thân Của Những Du Học Sinh Xuất Sắc # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyện Chào Bán Bản Thân Của Những Du Học Sinh Xuất Sắc mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Hãy tự cho mình một cơ hội

Từng chứng kiến trường hợp hoàn toàn đủ khả năng xin học bổng nhưng lại thiếu tự tin và chọn cho mình giải pháp vay tiền đi du học tự túc, chị Khánh Thương, cựu SV University of Technology, Sydney và từng giành học bổng ADS của Chính phủ Úc, đưa ra lời khuyên “đừng đánh giá thấp bản thân, hãy mạnh dạn nộp hồ sơ xin học bổng. Hãy tự cho mình một cơ hội”.

Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xin học bổng du học là chọn trường, chọn học bổng. Sai lầm của nhiều bạn muốn đi du học là rải hồ sơ cho quá nhiều học bổng. Lời khuyên đưa ra là bạn nên tìm hiểu về các loại học bổng cũng như điều kiện, tiêu chí của mỗi loại qua nhiều kênh thông tin khác nhau, sau đó chọn ra một học bổng phù hợp với khả năng, đam mê của mình nhất, “chứ không phải chọn học bổng danh giá nhất vì không có học bổng nào danh giá hơn học bổng nào” – chị Vũ Lan Hương, cựu SV ĐH Northwestern, người từng được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2009, chia sẻ.

Chị Đỗ Minh Thùy (cựu SV Indiana University, cũng là một cựu SV chương trình Fulbright) cho biết mỗi học bổng có những yêu cầu, tiêu chí riêng, song đừng vì không đáp ứng được một vài tiêu chí trong số đó mà vội vã bỏ cuộc. Có thể bạn không có bằng khá, giỏi nhưng nếu bạn chứng minh được năng lực của mình, bạn vẫn có cơ hội giành được học bổng mong muốn.

Chị Lê Hải Yến, một trong 11 sinh viên Việt Nam vừa giành được học bổng Chevening và chuẩn bị đi học tại Citi University London chia sẻ cần có một“chiến lược” để chuẩn bị lâu dài.

Còn anh Nguyễn Khắc Giang, người vừa nhận học bổng Eramus Mundus, cho biết ngay từ khi ra trường anh đã lập danh sách 15 loại học bổng mình có cơ hội tham dự, và đặt thứ tự ưu tiên, tập trung vào 2-3 loại học bổng mà mình thích nhất và phù hợp với bản thân nhất để chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ.

2. Hãy kể một câu chuyện!

Sau khi đã chọn được học bổng phù hợp, bước tiếp theo là chuẩn bị một hồ sơ thật tốt để chứng minh bạn xứng đáng và phù hợp với học bổng đó. Bạn phải cho thấy bạn là ai, tại sao bạn xứng đáng hơn người khác, tại sao học bổng này nên lựa chọn bạn. Anh Khắc Giang, người vừa giành học bổng Erasmus Mundus của Ủy ban Châu Âu, cho rằng “xin học bổng chính là chào bán bản thân”.

Tu nhiên, bạn vẫn phải “là chính mình”, không tâng bốc hay quá “nổ” về bản thân. Các cựu du học sinh đều cho rằng văn hóa phương Tây đánh giá rất cao tính trung thực, và những người xem xét hồ sơ của bạn cũng đủ kinh nghiệm để nhận ra nếu bạn nói dối. Chị Lan Hương cho rằng điều quan trọng là bạn phải khiến người đọc hồ sơ cảm thấy bạn là một con người thú vị và khiến họ muốn gặp bạn ở vòng phỏng vấn để biết bạn là ai.

Có một bí quyết đã được nhiều cựu du học sinh sử dụng thành công trong việc gây ấn tượng với người chấm điểm hồ sơ là kể những câu chuyện có thật để cho thấy niềm đam mê, sự quyết tâm, những kĩ năng, phẩm chất mà bạn có.

Chị chia sẻ: “Ngày đó, mình chưa biết báo chí là cái gì đó to tát nhưng mình biết rằng báo chí là nơi để những người không có tiếng nói được lên tiếng”. Đó là một trong những cách mà cựu SV ĐH Northwestern giúp hồ sơ của mình nổi bật.

Chị Lê Hải Yến, chia sẻ: “Bài luận tổng hợp những trải nghiệm, kinh nghiệm tích lũy theo thời gian, chứ không thể ngồi một lúc mà viết ngay được”.

Đối với vòng phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và bình tĩnh. Ngay cả khi gặp câu hỏi khó bạn cũng không nên tỏ ra mất bình tĩnh, mà có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ như đề nghị nhắc lại câu hỏi để có thời gian suy nghĩ. Sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn nếu bạn có khiếu hài hước. Nó không chỉ khiến cuộc trò chuyện trở nên cởi mở, gần gũi hơn mà còn khiến người phỏng vấn đánh giá bạn là một người thông minh và thú vị.

Các cựu du học sinh đều nhất trí có một điều bạn phải chứng minh trong cả hồ sơ lẫn vòng phỏng vấn là bạn sẽ làm được gì cho cộng đồng sau khi hoàn thành khóa học. Bạn phải thuyết phục được người phỏng vấn tin rằng những kiến thức bạn thu nhận sẽ được lan tỏa, sẽ có ích cho những người khác, cho xã hội bởi “người ta không chi tới vài trăm ngàn đô la chỉ để giúp một mình bạn giỏi” – chị Lan Hương chia sẻ.

Trần Lê Thùy Linh (SV năm 4 ĐH Ngoại thương) – một trong những bạn trẻ tham gia buổi giao lưu nhận xét buổi nói chuyện rất hay, có nhiều thông tin thú vị. Linh cũng cho biết sau buổi này, bạn có thêm động lực trong quá trình tìm kiếm học bổng. Hương (SV Khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia HN) nhận thấy sự nhiệt tình trong những chia sẻ của các du học sinh. “Mình thấy tự tin hơn sau khi giao lưu, tuy nhiên nghe các anh chị nói với tư cách những người đã đạt được học bổng thì có vẻ dễ dàng hơn là khi mình bắt tay vào làm. Mình có làm được hay không lại là một chuyện khác” – Hương chia sẻ.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về những khó khăn cả trong quá trình xin học bổng lẫn khi đi du học Mỹ, chị Lan Hương có nói một điều khiến nhiều người tâm đắc: “Đã có nhiều lúc phát khóc vì khó thế này làm sao mình có thể làm được! Nhưng lần đầu thấy khó, lần hai thấy hơi khó, lần ba sẽ thấy bình thường. Miễn là mình luôn luôn cố gắng. Lúc đó, mình nhận thấy khả năng của bản thân là không giới hạn”.

Theo Vietnamnet

Chuyện ‘Chào Bán Bản Thân’ Của Những Du Học Sinh Xuất Sắc

Câu chuyện viết báo để “tố” kem có đỉa khi mới là một học sinh tiểu học là một trong những ví dụ được các cựu du học sinh chia sẻ để giúp hồ sơ xin học bổng của mình nổi bật.

Hãy tự cho mình một cơ hội

Từng chứng kiến trường hợp hoàn toàn đủ khả năng xin học bổng nhưng lại thiếu tự tin và chọn cho mình giải pháp vay tiền đi du học tự túc, chị Khánh Thương, cựu SV University of Technology, Sydney và từng giành học bổng ADS của Chính phủ Úc, đưa ra lời khuyên “đừng đánh giá thấp bản thân, hãy mạnh dạn nộp hồ sơ xin học bổng. Hãy tự cho mình một cơ hội”.

Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xin học bổng du học là chọn trường, chọn học bổng. Sai lầm của nhiều bạn muốn đi du học là rải hồ sơ cho quá nhiều học bổng. Lời khuyên đưa ra là bạn nên tìm hiểu về các loại học bổng cũng như điều kiện, tiêu chí của mỗi loại qua nhiều kênh thông tin khác nhau, sau đó chọn ra một học bổng phù hợp với khả năng, đam mê của mình nhất, “chứ không phải chọn học bổng danh giá nhất vì không có học bổng nào danh giá hơn học bổng nào” – chị Vũ Lan Hương, cựu SV ĐH Northwestern, người từng được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2009, chia sẻ.

Sự nhiệt tình của các khách mời khiến buổi trò chuyện diễn ra sôi nổi và giàu thông tin.

Chị Đỗ Minh Thùy (cựu SV Indiana University, cũng là một cựu SV chương trình Fulbright) cho biết mỗi học bổng có những yêu cầu, tiêu chí riêng, song đừng vì không đáp ứng được một vài tiêu chí trong số đó mà vội vã bỏ cuộc. Có thể bạn không có bằng khá, giỏi nhưng nếu bạn chứng minh được năng lực của mình, bạn vẫn có cơ hội giành được học bổng mong muốn.

Chị Lê Hải Yến, một trong 11 sinh viên Việt Nam vừa giành được học bổng Chevening và chuẩn bị đi học tại Citi University London chia sẻ cần có một “chiến lược” để chuẩn bị lâu dài.

Còn anh Nguyễn Khắc Giang, người vừa nhận học bổng Eramus Mundus, cho biết ngay từ khi ra trường anh đã lập danh sách 15 loại học bổng mình có cơ hội tham dự, và đặt thứ tự ưu tiên, tập trung vào 2-3 loại học bổng mà mình thích nhất và phù hợp với bản thân nhất để chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ. Hãy kể một câu chuyện!

Sau khi đã chọn được học bổng phù hợp, bước tiếp theo là chuẩn bị một hồ sơ thật tốt để chứng minh bạn xứng đáng và phù hợp với học bổng đó. Bạn phải cho thấy bạn là ai, tại sao bạn xứng đáng hơn người khác, tại sao học bổng này nên lựa chọn bạn. Anh Khắc Giang, người vừa giành học bổng Erasmus Mundus của Ủy ban Châu Âu, cho rằng “xin học bổng chính là chào bán bản thân”.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải “là chính mình”, không tâng bốc hay quá “nổ” về bản thân. Các cựu du học sinh đều cho rằng văn hóa phương Tây đánh giá rất cao tính trung thực, và những người xem xét hồ sơ của bạn cũng đủ kinh nghiệm để nhận ra nếu bạn nói dối.

Chị Lan Hương cho rằng điều quan trọng là bạn phải khiến người đọc hồ sơ cảm thấy bạn là một con người thú vị và khiến họ muốn gặp bạn ở vòng phỏng vấn để biết bạn là ai.

Có một bí quyết đã được nhiều cựu du học sinh sử dụng thành công trong việc gây ấn tượng với người chấm điểm hồ sơ là kể những câu chuyện có thật để cho thấy niềm đam mê, sự quyết tâm, những kĩ năng, phẩm chất mà bạn có.

Chị chia sẻ: “Ngày đó, mình chưa biết báo chí là cái gì đó to tát nhưng mình biết rằng báo chí là nơi để những người không có tiếng nói được lên tiếng”. Đó là một trong những cách mà cựu SV ĐH Northwestern giúp hồ sơ của mình nổi bật.

Chị Lê Hải Yến, chia sẻ: “Bài luận tổng hợp những trải nghiệm, kinh nghiệm tích lũy theo thời gian, chứ không thể ngồi một lúc mà viết ngay được”.

Đối với vòng phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và bình tĩnh. Ngay cả khi gặp câu hỏi khó bạn cũng không nên tỏ ra mất bình tĩnh, mà có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ như đề nghị nhắc lại câu hỏi để có thời gian suy nghĩ. Sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn nếu bạn có khiếu hài hước. Nó không chỉ khiến cuộc trò chuyện trở nên cởi mở, gần gũi hơn mà còn khiến người phỏng vấn đánh giá bạn là một người thông minh và thú vị.

Các cựu du học sinh đều nhất trí có một điều bạn phải chứng minh trong cả hồ sơ lẫn vòng phỏng vấn là bạn sẽ làm được gì cho cộng đồng sau khi hoàn thành khóa học. Bạn phải thuyết phục được người phỏng vấn tin rằng những kiến thức bạn thu nhận sẽ được lan tỏa, sẽ có ích cho những người khác, cho xã hội bởi “người ta không chi tới vài trăm ngàn đô la chỉ để giúp một mình bạn giỏi” – chị Lan Hương chia sẻ.

Trần Lê Thùy Linh (SV năm 4 ĐH Ngoại thương) – một trong những bạn trẻ tham gia buổi giao lưu nhận xét buổi nói chuyện rất hay, có nhiều thông tin thú vị. Linh cũng cho biết sau buổi này, bạn có thêm động lực trong quá trình tìm kiếm học bổng. Hương (SV Khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia HN) nhận thấy sự nhiệt tình trong những chia sẻ của các du học sinh. “Mình thấy tự tin hơn sau khi giao lưu, tuy nhiên nghe các anh chị nói với tư cách những người đã đạt được học bổng thì có vẻ dễ dàng hơn là khi mình bắt tay vào làm. Mình có làm được hay không lại là một chuyện khác” – Hương chia sẻ.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về những khó khăn cả trong quá trình xin học bổng lẫn khi đã sang Mỹ du học, chị Lan Hương có nói một điều khiến nhiều người tâm đắc: “Đã có nhiều lúc phát khóc vì khó thế này làm sao mình có thể làm được! Nhưng lần đầu thấy khó, lần hai thấy hơi khó, lần ba sẽ thấy bình thường. Miễn là mình luôn luôn cố gắng. Lúc đó, mình nhận thấy khả năng của bản thân là không giới hạn”.

Theo Nguyên Thảo (Vietnamnet)

Công bố của Hội TNSV Việt Nam tại Hoa Kỳ: Hoạt động của chúng tôi không vì mục đích lợi nhuận. Việc đăng lại bài viết này chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các thành viên trong cộng đồng TNSV Việt Nam tại Hoa Kỳ và những ai quan tâm. Chúng tôi sẽ đưa bài viết ra khỏi trang web nếu có yêu cầu của bên nắm giữ bản quyền.

Những Du Học Sinh Thụy Sĩ Xuất Sắc Của Visco

Hành trình chinh phục đất nước Tây Âu xinh đẹp bắt đầu từ những câu chuyện giản đơn nhất. Từ niềm đam mê cháy bỏng với ngành Quản trị khách sạn đã tiếp bước cho rất nhiều thế hệ du học sinh Thụy Sĩ của VISCO không chỉ săn học bổng thành công mà còn có quãng thời gian du học, du lịch thú vị.

Cùng VISCO “điểm danh” những gương mặt xuất sắc đã và đang du học tại các trường Quản trị khách sạn danh giá

CHIA SẺ CỦA NHỮNG CHỦ NHÂN CỦA HỌC BỔNG THỤY SĨ Nguyễn Quốc Hùng

Mẹ của Quốc Hùng đã tham dự hội thảo tại văn phòng VISCO, gặp gỡ trực tiếp thầy đại diện trường, nghe giới thiệu chi tiết về trường, về khóa học, cơ hội việc làm, cơ sở vật chất tại trường và đặc biệt là thông tin về học bổng đặc biệt trị giá đến 1.2 tỉ đồng Việt Nam cho kì nhập học tháng 7/2017. Và dưới góc nhìn của một người kinh doanh khách sạn nhạy bén, không thể bỏ qua cơ hội học bổng này cho dù chặng đường làm hồ sơ sẽ rất vất vả vì hiện con vẫn đang học học kì 2 lớp 12, chưa ôn luyện cũng như chưa thi IETLS, những yêu cầu cơ bản cho hồ sơ xin visa đều chưa có.

Nhưng không có gì là không thể khi đã quyết tâm và nỗ lực, mẹ chuẩn bị hồ sơ cho, còn Quốc Hùng thì lo ôn luyện và đăng ký cho kì thi IELTS gần nhất.

Kết quả cuối cùng đã đền đáp nỗ lực của cả Gia đình học sinh, các thầy bên trường và cả VISCO, VISA đã sẵn sàng và Hùng đang chuẩn bị bước vào kỳ nhập học tháng 7 tại trường.

>> Du học Thụy Sĩ bạn sẽ nhận được gì

Minh Phương dành được học bổng dành cho các bạn có bố mẹ làm trong ngành khách sạn. Cô bạn luôn thường trực nụ cười trên môi này đã từng bị đau chân khi mới sang trường SHMS. Phương đã rất khó khăn để theo học ngành học đòi hỏi phải thực hành rất nhiều này nhưng bởi đam mê ngành nghề mà mình theo học mà bạn ấy đã xuất sắc nhận chứng chỉ Sinh viên xuất sắc nhất tháng (ngay tháng đầu tiên sang học). Ngoài học tập và tham gia tích cực các hoạt động của trường, Phương hiện đã hoàn thành xong kì thực tập hưởng lương tại Thụy Sĩ.

Vlog của bạn Minh Phương. Vừa bước chân tới Thụy Sĩ thì Phương bị thương ở chân, khá khó khăn trong các buổi thực hành nhưng bạn ấy vẫn nhận được chứng chỉ “Sinh viên xuất sắc của tháng”

Tham khảo các bài viết giới thiệu sinh viên tiêu biểu của tập đoàn quản trị khách sạn SEG: Lương Kim Chi, Đồng Thúy Dương, Đức Anh, Vũ Ngọc…

Một Năm Nhìn Lại Của Những Du Học Sinh Việt Xuất Sắc

Xinh đẹp và thông minh, vượt qua các vòng thi tài năng, catwalk, ứng xử xuất sắc, Hồ Đại Gia Bảo (26 tuổi) – sinh viên trường Đại học La Trobe đã đăng quang ngôi vị Hoa khôi Du học sinh Việt tại Úc năm 2018. Gia Bảo cho hay, năm 2018 vừa qua em tập trung vào việc hoàn thiện bản thân nhiều nhất.

“Mục tiêu của em rất đơn giản – hạnh phúc với những gì đang có và luôn cố gắng hết sức trong bất kỳ việc gì mình làm. Em luôn hài lòng với những gì mình làm và đạt được. Cho dù gặp trở ngại hay thất bại em vẫn nhìn nhận tích cực và học hỏi từ khó khăn để vươn lên.

Em không hề thấy nuối tiếc bất kỳ điều gì trong quá khứ, vì mình có nuối tiếc cũng không thay đổi được gì, mà nên học hỏi để tránh phạm sai lầm vào lần sau. Đối với bản thân mình, em thấy năm 2018 rất vui và ý nghĩa”, hoa khôi chia sẻ.

Hoa khôi Hồ Đại Gia Bảo trong khoảnh khắc nhận vương miện.

“Em dự định sẽ dành năm 2019 để đi du lịch và khám phá nên nhiều địa điểm mà em chưa đặt chân đến trước đó. Hiện tại em đã hoàn thành tất cả các việc học nên có thể tập trung hoàn toàn vào việc trải nghiệm ạ”, Bảo chia sẻ về ấp ủ năm mới.

Phạm Nguyễn Đăng Trình – chàng trai Việt nhiều lần được vinh danh trên đất Mỹ

Phạm Nguyễn Đăng Trình (sinh năm 1992) là chàng trai Việt xuất sắc ở cương vị điều hành của nhiều tổ chức tại Mỹ từ năm 23 tuổi: Chủ tịch quỹ Phi Beta Delta cho các học giả quốc tế; Chủ tịch quỹ Tài chính Liên Hiệp Quốc tại quận Cam, Chủ tịch nhóm SV CSUF Students Recycle; nằm trong Hội đồng quản trị Trung tâm Lãnh Đạo CSUF… Năm 2016, Đăng Trình đã vinh dự được tổng thống Barack Obama gửi thư chúc mừng sau khi tốt nghiệp loại Giỏi từ trường đại học và những cống hiến cho xã hội.

Sau khi tốt nghiệp ĐH, hiện Đăng Trình đang tiếp tục hướng đến mục tiêu hoàn tất chương trình tiến sĩ tại Hoa Kỳ và phát triển hội từ thiện “Bàn Tay Nhân Ái” cùng với những dự án trong tương lai như xây dựng các cơ sở nhân đạo tại Việt Nam; mở rộng chương trình sang các nước như Châu Phi, hợp tác với các tổ chức từ thiện lớn như Bill & Melida Gates Foundation.

Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp và đánh dấu sự quan tâm sâu sắc của người Việt Nam về những vấn đề môi trường, nhân đạo và 17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc. Mình đã gửi lời mời thân mật đến Bà cựu Tổng thống có cơ hội sang thăm Việt Nam trong tương lai không xa”.

Phạm Nguyễn Đăng Trình (phải) và ngài Philipp Rösler (trái), nguyên là Phó Thủ tướng Đức – hiện là giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới – WEF.

Hơn nữa, trong năm nay Trình đã có cơ hội được TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mời về tham gia chương trình Diễn đàn trí thức trẻ toàn cầu lần thứ 1 và Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp 2018 tổ chức tại Đà Nẵng.

“Chương trình đã để lại cho mình những cảm xúc và kỉ niệm khó quên khi gặp gỡ giao lưu, học hỏi cùng các lãnh đạo, trí thức trẻ trong và ngoài nước tạo ra nền tảng quan trọng trong việc kết xây dựng mạng lưới trí thức trẻ toàn cầu góp phần vào việc xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Trong chuyến đi về Đà Nẵng vừa qua, kết hợp cùng với tổ chức East Meet West (Đông Tây Hội Ngộ), mình và các anh em trong Hội Sinh viên có cơ hội đến thăm và trao tặng 60 phần quà tại các trường cấp 1 và 2 tại tỉnh Quảng Nam và nghiệm thu các hệ thống máy lọc nước mà công ty gia đình đã tặng vài tháng trước đó.

Năm 2018 trôi qua một cách nhanh chóng, tuy nhiên mình cảm thấy năm nay đọng lại cho mình rất nhiều những cảm xúc, bài học hay khi được giao lưu với các trí thức trẻ, gặp được những người bạn mới trong những cuộc hành trình xa, cảm thấy vui khi được cống hiến và nhiều niềm hi vọng cũng như động lực mới chuẩn bị cho năm 2019″, Trình chia sẻ.

Trong năm 2019, Trình hi vọng sẽ tiếp tục phát triển những kế hoạch thiện nguyện xã hội, tập trung đầu tư vào những dự án nghiên cứu chuyên môn trong việc học tập, công việc và hi vọng có những cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi cùng với những bạn du học sinh khác từ năm châu.

Phạm Gia Phong – Thực tập sinh tại Microsoft và Facebook

Phạm Gia Phong (sinh năm 1998, Hà Nội) hiện là sinh viên năm 3 trường University of Minnesota, Hoa Kỳ. Tháng 11/2018, chàng trai Việt vượt qua hàng nghìn ứng viên để được trở thành thực tập sinh tại những “gã khổng lồ” công nghệ thế giới: Google, Facebook, Microsoft.

Nhìn lại một năm qua, Gia Phong chia sẻ: “Năm 2018, em đã có 2 mục tiêu chính: đó là transfer (chuyển tiếp) thành công sang một trường đại học có danh tiếng và hệ thống giáo dục về công nghệ tốt; tiếp theo là dành được 1 suất thực tập tại các công ty công nghệ top thế giới.

Phạm Gia Phong – chàng trai Việt giành suất thực tập của Microsoft năm 2018.

Trong năm 2018, điều Phong thấy hài lòng nhất đó là việc thành công dành được vị trí thực tập ở những công ty có tiếng cho năm học tiếp theo

Dự định năm mới của Gia Phong là gây ấn tượng tốt với các nhân viện cũng như giám đốc ở những công ty em thực tập để có được cơ hội nhận lời mời làm việc chính thực ở những nơi ở.

Lệ Thu

Chuyện Của Những Du Học Sinh Vn Tại Cuba

Đại sứ VN tại Cuba Phạm Tiến Tư cho biết, có lẽ chưa ở đâu mà tổ chức và phong trào Đoàn trong du học sinh VN lại qui củ và phát triển mạnh như tại Cuba này, 100% du học sinh VN đều tham gia sinh hoạt Đoàn nghiêm chỉnh, tất cả đều rất ngoan và học giỏi.

Môi trường sống tác động rất tích cực đến học sinh ta. Đất nước Cuba không người ăn xin, không tệ nạn, không HIV và ma túy…; đang phổ cập giáo dục miễn phí ở cấp… đại học; y tế trình độ rất cao và cũng miễn phí; người dân lạc quan và tin tưởng vào tương lai của CNXH.

Đại sứ Phạm Tiến Tư cho biết, lực lượng du học sinh VN hiện nay chính là những “vị đại sứ” thiết thực cho tình đoàn kết hữu nghị thủy chung giữa VN và Cuba. Ông tiết lộ, sắp tới sẽ có từ 2-4 SVVN tại Cuba được kết nạp Đảng nhờ thành tích học giỏi và tham gia tích cực vào phong trào Đoàn.

Vị Đại sứ tâm đắc nói : “Nước bạn còn khó khăn, song tôi tin rằng nơi đây chính là một môi trường rất tốt để các em học tập và rèn luyện để sau này trở về cống hiến cho đất nước”. Chỉ có điều, nếu chế độ của các em được Bộ GD&ĐT quan tâm hơn thì tốt biết mấy…, vị Đại sứ nói thêm. Được biết, mới đây, ĐSQ VN tại Cuba cũng vừa gửi công văn cho Bộ GD&ĐT đề nghị tăng tiền sinh hoạt phí cho các du học sinh.

Khó khăn gian khổ vẫn học giỏi

Nguyễn Ngọc Anh phát biểu. Ảnh : Việt Hùng

Trước hết xin khẳng định ngay rằng, những gì mà Chính phủ Cuba đã và đang dành cho du học sinh VN là tất cả khả năng của bạn trong điều kiện một đất nước đang chịu sự cấm vận của Mỹ suốt nhiều năm qua. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, đa số các du học sinh đều có ấn tượng rất tốt về chất lượng dạy và học tại Cuba, về tình cảm và lòng hiếu khách đặc biệt dành cho SVVN của mỗi người dân Cuba. Mỗi lớp ĐH đông nhất cũng chỉ 20 SV, các thầy cô đều giảng dạy nhiệt tình và rất có thiện cảm với SVVN.

Chỉ có điều ít ai biết, đằng sau những thành tích mà các em đã đạt được là cả một sự nỗ lực, hy sinh gian khổ để gồng mình lên mà học tập, mà phấn đấu rèn luyện.

Bản kiến nghị của các lưu học sinh gửi Bộ GD&đT

Nói rồi Ngọc Anh kể cho tôi một bữa cơm điển hình tại nhà ăn tập thể như sau: Mỗi người được non 1 bát cơm nhỏ, 1 bát cháo đậu đen nấu với muối cùng một món mặn gọi là kô-kê-tà (bột mỳ đặc không nhân nướng), lâu lâu mới có một chút thịt. Căng tin không có, tuyệt nhiên không có bất cứ dịch vụ ăn uống nào khác trong và xung quanh trường. Xin lưu ý, ở Cuba không có khái niệm đi làm thêm, nhất là sinh viên.

Thế các SV Cuba thì sao ? Tôi hỏi và được biết, họ cũng cùng chế độ ăn như vậy nên hầu hết SV Cuba ở nội trú đều phải tranh thủ về gia đình từ chiều thứ Năm hàng tuần để “nạp” thêm năng lượng và mang đồ ăn bổ sung cho tuần tới.

“Cuba thực hiện chính sách đào tạo miễn phí và bao cấp ăn ở 100% cho tất cả các SV, trong điều kiện hiện nay đó là một nỗ lực rất lớn của nước bạn, chúng em không dám đòi hỏi gì hơn, bọn em vô cùng biết ơn chính phủ Cuba. Song giá như Bộ GD&ĐT nước ta quan tâm hơn thì chúng em đỡ khổ…” – Ngọc Anh nói.

Một doanh nghiệp trao tặng du học sinh Việt Nam tại Cuba 2.000 USD

Báo Tiền Phong mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ vật chất của bạn đọc cho các học sinh Việt Nam tại Cuba trong khi chưa có chính sách tài chính mới cho các em.

Nhìn gương mặt thông minh và cương nghị nhưng xanh xao gầy gò của Ngọc Anh mà thương. Lẽ nào một SV tài năng như em, đi du học mới 3 năm mà đã có dấu hiệu của 2 bệnh là đau dạ dày và thận chỉ vì… đói và uống nước chưa đun sôi (nước ở đây rất nhiều vôi). Lạ là Ngọc Anh vẫn học giỏi và còn phụ trách cả hệ thống mạng máy tính của trường. Hỏi, Ngọc Anh chỉ cười hiền rồi nói: “Mọi chuyện rồi cũng thành quen thôi anh ạ”. Con nhà nghèo học giỏi, được cử đi du học, ấy vậy mà suốt 3 năm qua hầu như Ngọc Anh không có lấy một đồng trong túi, thậm chí còn chưa từng được gọi điện thoại về nhà (điện thoại từ Cuba về VN giá 5 euro một phút).

Cục xà bông đấy, SV ta vừa dùng để tắm, gội và giặt giũ, nhiều người rụng cả tóc vì không hợp. Hai năm qua, Châu không có một đồng nào trong túi vì nhà nghèo nên không hỗ trợ gì cho được. Nhìn dáng vẻ gầy gò khắc khổ mà thấp bé như một học sinh cấp 2, tôi biết Châu đang thiếu dinh dưỡng cần thiết tối thiểu trong cái độ tuổi đương lớn của mình. Thế nhưng Châu học rất giỏi, Châu vừa được chọn là 1 trong số 20 SV VN tại Cuba sang tham dự Festival 16 ở Venezuela vừa qua.

Mai đang kể với PV báo Tiền Phong về nỗi nhớ nhà nhớ quê…

Tôi ngồi nghe các nữ sinh vừa học xong khóa dự bị tiếng kể về đời sống gian khổ, về nỗi nhớ nhà nhớ quê… Những gương mặt thông minh, trong veo mà dịu dàng ấy đỏ hoe đôi mắt, mái tóc dài của nhiều em không có cái óng mượt đặc trưng của lứa tuổi vì không có dầu gội đầu. Mà toàn nhân tài của đất nước cả đấy: Mai quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, hết năm đầu học giỏi nhất khoa Tư pháp ĐH Luật Hà Nội (thi khối C được 20,5 điểm), Hải Hà quê Quảng Ngãi học giỏi thứ nhì ĐH Kiến trúc Hà Nội, Phương Diện học giỏi nhất Học viện BC – VT Sài Gòn, rồi Thu Trang, Lan Phương… Tôi bối rối lục vội trong tư trang mang theo, còn 1 chai dầu gội đầu và 1 chai dầu tắm loại xoàng đang dùng dở cũng vội vàng dúi vào tay các em. Tôi biết thứ này lâu rồi các em không có dùng.

Buổi chiều muộn chia tay ở Matanzas, hàng chục gương mặt trẻ măng, thông minh và đầy nghị lực ấy cứ quây lấy chúng tôi, cứ lưu luyến mãi không muốn rời. Ba chục gói mỳ tôm “phòng thân” mang từ VN sang, chúng tôi trút cả cho các em. Các em bảo, tối nay sẽ có bữa liên hoan vui vẻ bằng cách cho hết vào một thùng to rồi chia đều, bởi đâu có đủ cho mỗi người một gói…

Những bất cập về chế độ sinh hoạt phí

Số liệu từ ĐSQ VN tại Cuba cho biết, trong tổng số 250 SV VN đang học tập tại Cuba, có 120 SV giỏi đi theo con đường học bổng do Bộ GD&ĐT cử sang, mỗi năm khoảng 30 em kể từ năm 2001. Số còn lại đi du học tự túc là con em của các cán bộ đã và đang làm việc, học tập tại Cuba.

Tất cả 250 SV này đều được chính phủ Cuba đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở, không phải đóng học phí. Riêng 120 SV nói trên, theo qui định của Bộ GD&ĐT hàng tháng sẽ nhận được thêm 40USD tiền sinh hoạt phí. Thế nhưng số lượng các SV khó khăn nhất lại tập trung đa số vào 120 SV này, bởi hầu hết gia đình của các em đều nghèo nên họ không có nguồn tiếp tế nào khác, vả lại muốn chuyển tiền sang Cuba cũng không hề đơn giản do bạn đang bị cấm vận.

Xin đơn cử mức sinh hoạt phí của du học sinh các nước khác tại Cuba mà chúng tôi có được để bạn đọc tiện so sánh : SV các nước châu Phi, Mỹ Latinh được trung bình cỡ 300 USD/tháng, SV Lào và Campuchia được 100-120 USD/tháng.

Trao đổi vấn đề này với Đại sứ VN tại Cuba Phạm Tiến Tư, đặc biệt là việc chậm học bổng trên, Đại sứ Tư đã xác nhận và giải thích như sau: Hiện nay, mọi kinh phí và nhân lực để quản lý, chăm sóc du học sinh ta đều do một tay Sứ quán đảm nhiệm.

Lẽ ra với số lượng 250 du học sinh tại Cuba, Bộ GD&ĐT cần có một vị trí quản lý lưu học sinh bên cạnh Sứ quán. Tiền sinh hoạt phí được Bộ chuyển 6 tháng/lần qua Mexico (vì Cuba đang bị cấm vận), Sứ quán ta phải bố trí kết hợp chuyến công tác để sang đó lấy về cho SV.

Chi phí máy bay, đi lại là một khoản đáng kể song không biết lấy từ nguồn nào để chi. Do vậy cứ phải chờ hay kết hợp chuyến công tác nào đó mới đi lấy được, lỡ một lần là chậm lại 1 năm ngay. Đây thực sự là vấn đề trăn trở của Sứ quán mà chưa có cách gì… Vị đại sứ cũng cho biết, đã từng trao đổi vấn đề này với Bộ GD&ĐT song chưa thấy trả lời.

Sau khi thăm việc ăn, ở của du học sinh VN tại Cuba, trực tiếp trò chuyện động viên các em, Bí thư T.W Đoàn Đoàn Văn Thái cũng vừa ký gửi Bộ GD&ĐT công văn về vấn đề này. Về sinh hoạt phí, T.W Đoàn đề nghị tăng ít nhất bằng mức của SV Lào và Campuchia đang du học tại Cuba, nghĩa là từ 100-120USD/tháng và nên chuyển bằng đồng euro vì chỉ có loại tiền này mới gửi thẳng tới Cuba được.

Các lưu học sinh VN tại Cuba cho hay, bản thân họ đã rất nhiều lần gửi kiến nghị về Bộ GD&ĐT, nhưng rốt cục câu trả lời vẫn rơi vào im lặng… Suốt 4 năm trôi qua, những du học sinh tài năng đã sống và học tập như thế, liệu Bộ GD&ĐT có hay?

Suốt hành trình từ Matanzas trở về La Habana, lòng chúng tôi nặng trĩu. Câu tâm sự rất thật của Nguyễn Ngọc Anh làm tôi day dứt mãi: “Chúng em rất biết ơn Nhà nước và Bộ GD&ĐT đã cho chúng em sang đây học tập. Nhưng nếu Nhà nước ta, không tăng mức sinh hoạt phí và gửi kịp thời sang thì cứ thế này mãi, sau 6 năm về nước dù có kiến thức đến mấy song em sợ không còn đủ sức khỏe để có thể làm việc và cống hiến được mất. Tất cả bọn em đều quyết tâm học tập đến cùng, không nản chí… Anh ơi, bọn em tha thiết mong rằng những lời nói của bọn em đến được với các cấp lãnh đạo”.

Đón đọc : Bộ GD&ĐT nói gì ? Ý KIẾN BẠN ĐỌC Dang Nhu Cuong, Email: cv_xdcb_bkn@vnpt.com

Toi la Dang Nhu Cuong, hien cong tac tai VNPT va da tung la luu hoc sinh Viet Nam tai CHDCND Trieu Tien – Mot dat nuoc cung bi cac the luc thu dich quoc te gay rat nhieu kho khan (tuy nhien co the chua kho khan bang nuoc ban Cuba do bi My bao vay cam van suot hon 40 nam qua) cho nen toi rat thong cam va chia se voi cac ban hien dang luu hoc tai Cuba.

Voi ban tinh cua con nguoi Viet Nam minh cang kho khan gian kho cang boc lo nhung pham chat tot dep, toi tin rang cac ban o ben do se khac phuc, vuot qua duoc de hoc tap tot.

Mong cac co quan chuc nang cua VN can som dieu chinh lai cac che do sinh hoat phi cho cac ban de cac ban do vat va. Chuc cac ban thanh cong !

Cac du hoc sinh thuoc Chuong trinh Dao tao 300 thac si – tien si cua Thanh uy TPHCM.

Nhan doc bai bao “Chuyen ve cac du hoc sinh VN tai Cuba” tu trang web cua bao Tien phong, chung toi rat xuc dong va muon lam dieu gi do de giup do cho cac ban, cac em du hoc sinh VN dang chiu hoan canh thieu thon, vat va noi nuoc ban.

Chung toi da mo cuoc van dong dong gop va da nhan duoc su ung ho dang ke cua cac ban trong chuong trinh. Duoc biet viec chuyen tien rat kho khan vi Cuba dang bi cam van, vi vay chung toi muon chuyen toan bo so tien gay quy duoc den bao Tien phong, de nho quy bao chuyen den tan tay cho cac em du hoc sinh tai Cuba. Duoc biet tin tu mot so hoi du hoc sinh VN tai cac nuoc khac, cac ban ay cung da chuyen tien quyen gop ve bao Tien phong de nho chuyen den noi can den.

Toi co tim kiem khap cac tin bai tren Tien phong Online nhung khong tim thay tin tuc nao co lien quan ve viec cac noi ung ho giup do cac du hoc sinh tai Cuba. Vi the toi viet thu nay mong duoc xac nhan la bao Tien phong se thay mat chung toi chuyen tien quyen gop den cac du hoc sinh VN tai Cuba. Neu dieu nay dung, xin bao Tien phong cho chung toi biet khi nao la thoi han cuoi cung cua viec nhan dong gop, de tien hanh chuyen tien sang Cuba, de chung toi tien dieu chinh thoi gian quyen gop giup ban.

Chan thanh cam on quy bao. Mong som nhan duoc hoi am

LTS: Rất cảm ơn các bạn. Báo Tiền phong sẵn sàng chuyển giúp các bạn. Địa chỉ và tài khoản của chúng tôi: Báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Tài khoản: Báo Tiền phong 102010000017796 – Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nguyen Kinh Luan, Ve viec chuyen tien cho cac LHS o Cuba Email: jerrykinh@yahoo.com.au

Thay mat nhom du hoc sinh cua CT300,

Kinh thua Quy Toa soan, qua bai bao viet ve cuoc song cua cac LHSVN o Cuba, chung toi, nhung LHSVN tai bang Queensland (Australia), muon dong gop mot chut gi do goi la “chia se” voi cac ban o Cuba.

Tiền phong xin chân thành cám ơn tấm lòng của các bạn. Chúng tôi đã gửi địa chỉ chuyển tiền tới bạn. Nguyễn Ngọc Tuấn, Email: ngoctuan75@yahoo.com

Co y kien de xuat se gui tien ve cho bao Tien phong va nho dai dien Quy Bao chuyen giup. Mong Quy Bao cho biet nhu vay co duoc khong va cac thong tin chuyen tien lien quan… Chan thanh cam on su quan tam va giup do cua Quy Bao.

Nguyen Kinh Luan – Dai dien du hoc sinh Vietnam tai Queensland, Australia.

Tôi tên là Nguyễn Ngọc Tuấn, hiện đang công tác tại Vũng Tàu, là anh trai của du học sinh Nguyễn Ngọc Anh tại Cuba mà bài báo đã đề cập đến. Xin cảm ơn ban biên tập và tác giả Việt Hùng về bài viết này, đã phần nào nói lên những bất cập về chế độ ưu đãi đối với những du học sinh VN tại Cuba.

Qua bài báo, chúng tôi những người thân của các du học sinh đi theo diện học bổng thực sự mới thấu hiểu về những khó khăn mà con em mình đang gặp phải vì qua thư từ về nhà các em chỉ kể sơ qua về tình hình bên đó.

Qua liên lạc bằng e-mail tôi cũng được biết chuyện giá giá cả sinh hoạt bên Cuba rất đắt đỏ, với 40 USD ( chưa kể trượt giá và quy đổi) tiền sinh hoạt phí hàng tháng thì các em chỉ đủ để “mua… xà bông, thuốc đánh răng và một vài chi phí giấy mực khác” và thường xuyên bị chậm từ 1 – 2 năm.

Nguyễn Ngọc Anh, Email: luuhocsinhtaicuba@yahoo.com

Hồi em tôi học đến cuối năm thứ 2 rồi mà chưa nhận hết học bổng năm thứ nhất, tôi đã từng gọi điện cho bác Phúc ở HN cũng có con đi theo diện học bổng cùng năm với Ngọc Anh (nghe nói bác ấy cũng công tác ở Bộ Giáo dục) để hỏi xem tình hình cụ thể ra sao và được biết bên này thì Bộ Giáo dục nói là đã chuyển đi rồi còn vì sao mà bên kia các em chưa nhận thì ngay cả bác cũng không biết. Và lý do thật đơn giản là phải chờ “kết hợp chuyến công tác” để sang Mexico lấy tiền về cho SV. Vậy là em tôi cả gần một năm học thứ 2 phải chịu cảnh ăn đói chịu khát và cũng may có gia đình của một người bạn bên đó đã cưu mang suốt mấy tháng hè.

Qua bài báo tôi được biết, những kiến nghị của các DHS Việt Nam tại Cuba cùng với công văn của Trung ương Đoàn đã được gửi tới Bộ GD – ĐT và vấn đề “phải chờ kết hợp chuyến công tác sang Mexico mới lấy tiền sinh hoạt phí cho các em được” đã được Đại sứ quán VN tại Cuba trao đổi với Bộ GD. Đến nay vấn đề chỉ mới dừng lại ở lời nói là “Ủng hộ…” như lời một quan chức của Bộ GD – ĐT đã nói, và còn phải chờ sự đồng ý của Bộ Tài chính.

Trịnh Minh Giang, Email: giang@uevf.asso.fr

Nguyễn Ngọc Tuấn Địa chỉ: 572 Điện Biên Phủ, KP 1 Phường Long Toàn TX Bà Rịa. ĐT: 0918411940 Email: ngoctuan75@yahoo.com ngoctuan.pvmtc@gmail.com

Email: luuhocsinhtaicuba@yahoo.com. Địa chỉ bưu điện: Nguyễn Ngọc Anh (Vietnamita) Fac. Informatica Universidad de Matanzas “Camilo Cienfuegos” Km 3 1/2 Autopista a Varadero Matanzas

Tôi là Trịnh Minh Giang – Ủy viên BCH Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp

Sau khi đọc các bài viết của quý Báo về các bạn SVVN tại Cuba, chúng tôi đã và đang kêu gọi SVVN tại Pháp và các Hội SVVN ở các nước khác có hành động hỗ trợ cho bạn bè mình ở Cuba. Vì vậy, chúng tôi rất mong quý Báo giúp đỡ chúng tôi liên lạc với các bạn bên đó như cung cấp địa chỉ email, số điện thoại, hoặc địa chỉ bưu điện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm của quý Báo.

Trịnh Minh Giang – Thay mặt Hội SVVN tại Pháp (UEVF) Website: http://www.uevf.asso.fr (đang xây dựng) Email: contact@uevf.asso.fr

Trích diễn đàn của Hội Du học sinh VN tại Pháp

Doc phong su ve sinh vien Viet Nam ta tai Cuba, Giang moi thuc su hieu duoc vi sao thoi gian qua khong the lien lac duoc voi cac ban o ben do. Giang xin de xuat phong trao Hanh Dong Chung: moi sinh vien du hoc ung ho 1 euro (1 USD) cho ban be tai Cuba. So tien moi nguoi chung ta bo ra khong dang ke, nhung neu tong hop lai thi se la su ho tro rat to lon cho cac ban.

Mong nhan duoc hoi am va su dong thuan cua moi nguoi,

Nguyễn Phước, Email: phuocmai@hcm.vnn.vn

Đọc bài trên TPO về tình hình sinh hoạt của các bạn du học sinh diện học bổng của Bộ GD-ĐT theo học tại Cuba, tôi quả thật sửng sốt. Không lẽ trong thời đổi mới của đất nước ta lại để các nhân tài đất nước đi du học phải khổ sở (không thể tìm được từ gì khác chính xác hơn) thế sao?

Tôi có 2 điều cảm nhận: điều thứ nhất là dù khó khăn, thiếu thốn trong sinh hoạt, các bạn đó vẫn một lòng cám ơn đất nước Cuba anh em và quyết tâm vượt khó để học hành, thật đáng trân trọng. Nhân đây tôi cũng muốn được cám ơn đồng chí Phidel Castro và nhân dân Cuba đã hỗ trợ du học sinh Việt Nam như hỗ trợ cho công dân Cuba.

Không lẽ chúng ta không lo nổi cho sinh viên du học diện học bổng nhà nước được bằng các nước bạn láng giềng ngay cạnh ta ? Rất nên nhanh chóng càng sớm càng đáng mừng, coi đó là “việc cần làm ngay” để hỗ trợ cho các du học sinh của chúng ta đang học tập.

DINH VAN TRUONG, Email: dinhtruong7@yahoo.com

Truoc tien cho em gui loi cam on cua tat ca cac luu hoc sinh Cuba den toa bao. To bao da noi duoc phan nao nhung van de kho khan ma cac luu hoc sinh Cuba da gap phai trong nhung nam qua, nhat la ve van de tro cap cho cac luu hoc sinh.

Em cung la luu hoc sinh Cuba trong khoa toi. Em se hoc ve mot chuyen nganh co lien quan den Y hoc. Qua bai bao em da thay duoc nhung tam guong hoc tot va phan nao da hinh dung dung duoc cach sinh hoat cua SV Viet Nam ben Cuba. Em thuc su cam thay co nhieu bat ngo va cam thay minh se phai lam mot dieu gi do. Tuy nhien hien gio em van chua hinh dung ra minh se phai lam gi.

Nhung trong tham tam em nghi rang minh se phai co gang hon de xung dang voi nhung gi ma Dang va Nha nuoc da quan tam den minh. Em mong to bao se co nhieu nhung tin va bai viet hon ve SV o Cuba. Dieu nay co the se giup rat nhieu cho nhung luu hoc sinh ben do va cung co the do cung la dong luc de cacc luu hoc sinh nay hoc tot hon.

Tran Trung Kien, Email: duongtoingayvinhquang@yahoo.com

Được Nhà nước cử đi du học là một niềm vinh hạnh không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình. Thế nhưng đối với em bên cạnh niềm vinh hạnh đó là một điều trăn trở. Tốt nghiệp lớp 12, em vào đại học, gần hết năm thứ nhất em được Nhà nước cho đi du học ở Cuba. Nhận được tin này em mừng lắm, mặc dù em chưa quyết định là có đi hay không.

Em biết Cuba qua những trang và em rất yêu đảo quốc nhỏ bé này, em ngưỡng mộ Fidel, Che… Tuy nhien, có một thực tế là Cuba bị Mỹ cấm vận từ năm 1960, do đó kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa thiết yếu rất thiếu thốn. Mặc dù vậy với nghị lực của mình và nhất là được Bộ cử đi thi em hoàn toàn yên tâm.

Hạnh Nguyễn, Email: nguyenhonghanh@gmal.com

Đọc bài của anh Việt Hùng em không mấy bất ngờ về hoàn cành sống của các anh chị bên kia và về tiền học bổng của Nhà nước ta em cũng xin không bàn nữa. Điều đó theo em không quan trọng bằng điều mà em xin trình bày sau đây.

Chúng ta phải công nhận Cuba có nền giáo dục, y tế, xây dựng và kiến trúc rất tiến bộ, nhưng về công nghiệp theo em được biết là chưa có thành tựu gì đáng kế, nếu không muốn nói là còn thấp hơn nước ta. Vậy em thắc mắc một điều là: Chúng em, những kỹ sư tin học, điện tử viễn thông, chế tạo máy… sẽ học được những cái gì được coi la hiện đại là tiến bộ hơn Việt Nam, hơn nơi mà chúng em đang theo học.

Đó có phải là một cái giá quá đắt đối với chúng em không anh? (Đó là chưa nói đến thủ tục để đi du học của chúng em vất vả như thế nào!). Em không muốn bỏ phí 6 năm học của mình.

Nói thế nào đi nữa em cũng xin thay mặt các bạn của em cảm ơn Bộ GD-ĐT đã tạo điều kiện học tập cho chúng em và em cũng xin thay mặt các sinh viên cảm ơn Bộ nếu Bộ có những điều chỉnh hợp lý đối với việc cử du học sinh sang Cuba học tập.

Đọc bài báo này, tôi thật sự sốc, vẫn biết Cuba thật là khó khăn nhưng không tưởng tượng nổi những gì các bạn sinh viên tại Cuba đang phấn đấu vượt qua. Với hoàn cảnh này thì các bạn ấy học tại Cuba vất vả hơn cả học tại Việt Nam nhiều. Chúng tôi muốn gửi thư thăm hỏi động viên các bạn ấy, tuy từ Mỹ rất khó gửi thư sang Cuba nhưng tôi được biết có thể gửi dễ dàng hơn từ Canada, tôi sẽ liên lạc với sinh viên Việt Nam tại Canada.

Điều chúng tôi cần toà soạn giúp đỡ là tìm giúp chúng tôi địa chỉ liên lạc (bằng đường bưu điện) trực tiếp đến các bạn ấy (ví dụ bạn Ngọc Anh ở ĐHQG). Gửi được trực tiếp đến trường học sẽ là tốt nhất.

Tôi tin rằng những lời động viên, khích lệ sẽ có giá trị không kém món quà về vật chất. Mong quý toà soạn giúp chúng tôi.

Nguyễn Hồng Hạnh

Việt Hùng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyện Chào Bán Bản Thân Của Những Du Học Sinh Xuất Sắc trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!