Đề Xuất 6/2023 # Chiêu Săn Đồ Cũ “Ngon Bổ Rẻ” Của Du Học Sinh Việt Tại Thụy Điển # Top 7 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 6/2023 # Chiêu Săn Đồ Cũ “Ngon Bổ Rẻ” Của Du Học Sinh Việt Tại Thụy Điển # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chiêu Săn Đồ Cũ “Ngon Bổ Rẻ” Của Du Học Sinh Việt Tại Thụy Điển mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thụy Điển là quốc gia điển hình có mức sống cao ở Bắc Âu, vì thế, chi phí sinh hoạt nơi đây thuộc hàng đắt đỏ. Tuy nhiên, chi phí dao động ở mức khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, chẳng hạn như ở Stockholm, giá cả sinh hoạt thường cao hơn đáng kể so với các thị trấn nhỏ.

Đồ second-hand “ngon bổ rẻ”

Trần Phạm Tấn Hưng đang theo học thạc sĩ ngành phát triển kinh doanh của trường Đại học Umeå cho hay, đồ cũ rất đa dạng từ xe đạp, quần áo, đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và cả sách vở…được bán với giá mềm hơn nhiều so với hàng mới.

“Giá một chiếc xe đạp cũ có thể chỉ bằng 1/5 mức giá xe mới nhưng chất lượng khá ổn và nếu người dùng giữ gìn tốt thì khi bán lại vẫn được giá vì nhu cầu mua của sinh viên rất lớn. Hồi đầu, do chưa biết về dịch vụ đồ cũ, một số bạn du học sinh thường mua xe đạp và đồ dùng sinh hoạt ngay sau khi nhập trường nên khá tốn kém”, Hưng nói.

Các kênh thông tin về mua bán đồ cũ rất nhiều như hỏi qua bạn bè từng có kinh nghiệm, xem trên trang Facebook hay diễn đàn của các bạn sinh viên tự lập. Ngoài ra, các bạn sinh viên, đa phần là người Thụy Điển, khoảng 2 tháng lại tổ chức chợ đồ cũ một lần trong khuôn viên của trường nên rất tiện, Nguyễn Thu Hương học cùng chuyên ngành với Hưng cho biết.

“Nếu chịu khó để ý thì rất dễ chọn cho mình những đồ cũ vừa rẻ vừa chất lượng, giúp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể với nhiều du học sinh”, Hương nói.

Các mẩu tin “rao vặt” của sinh viên trường Đại học Umeå (Ảnh: N.H)

Về chỗ ở, Nguyễn Thu Vân đang học chuyên ngành quản lý y tế công của trường Đại học Umeå, cho biết, trường chỉ cho sinh viên ở năm đầu trong ký túc xá còn từ năm thứ 2 là phải ở ngoài. Giá phòng ký túc xá vào khoảng 6 triệu đồng/tháng, điện nước dùng thoải mái, còn nếu thuê một phòng 20 mét vuông ở ngoài thì mức giá khoảng 5 triệu đồng/tháng.

“Ăn uống cũng không tốn kém lắm nếu mình biết cách cân đối chi tiêu sao cho hợp lý. Gần trường em có hai siêu thị hay giảm giá nhiều mặt hàng vào cuối tuần, vì thế, em thường đến đây mua thực phẩm để về tự nấu ăn. Trung bình một bữa chỉ vào khoảng 50-70 nghìn đồng và quan trọng là mình nấu món ăn theo kiểu Việt Nam nên thấy ngon hơn. Cuối tháng dư dả, chúng em lại tụ tập “đập phá” một bữa”, Vân nói.

Lê Ngọc Hà, du học sinh tại trường Đại học Lund cũng có bí quyết tiết kiệm riêng của mình. Hà cho biết, thỉnh thoảng Hà và các bạn lại tới thành phố Malmö chỉ cách Lund 15 phút đi tàu để săn đồ giảm giá ở siêu thị và đặc biệt ở đây có nhiều người Việt sinh sống nên dễ mua đồ kiểu Việt Nam hơn.

Khi mới đến Hà chưa biết giá cả hàng hóa thế nào nên chủ động hỏi các bạn và cũng tự mình khảo sát giá ở các trung tâm, siêu thị và thấy rằng rau tươi bán ngoài phố thường rẻ hơn trong siêu thị.

Nguyễn Thu Vân cùng các bạn trong lớp

“Thầy cô không bao giờ quên trả lời câu hỏi của sinh viên”

Điều ấn tượng nhất đối với Lê Ngọc Hà khi học tại Thụy Điển là sinh viên luôn được khuyến khích và tạo điều kiện để nói lên ý kiến của mình còn các thầy cô chỉ giúp định hướng.

“Khi thầy giảng bài, sinh viên có thể đặt câu hỏi bất kỳ lúc nào, dù đúng hay sai đều được khuyến khích phát biểu ý kiến và các thầy không bao giờ quên trả lời. Có thể thầy sẽ trả lời trước lớp nếu thấy vấn đề đó quan trọng cho các sinh viên khác hoặc có thể email riêng cho người hỏi”, Hà nói.

Nguyễn Thu Hương trong chuyến thăm một trang trại nai sừng tấm ở Bjurholm, Thụy Điển

Khi vào phòng thi, sinh viên được yêu cầu để áo khoác, cặp sách và điện thoại ở ngoài, chỉ mang duy nhất hộ chiếu vào để kiểm tra.

“Kỳ thi vừa rồi, có một bạn cố tình mang điện thoại vào nhà vệ sinh để tra cứu thông tin nào ngờ nhà vệ sinh có thiết bị công nghệ hiện đại tự động phát hiện điện thoại di động nên bạn ấy bị lộ. Sau đó, nhà trường gửi thông báo về trường hợp của bạn ấy cho tất cả các sinh viên được biết để cảnh cáo và bạn ấy bị đình chỉ học 2 tuần”, Hương kể.

Trong phòng thi các bàn đều cách nhau gần 1 mét và mỗi bàn chỉ có một người ngồi nên ai có ý định gian lận thì cũng khó mà qua được. Ở đây không có các khu vực để photo tài liệu như ở Việt Nam nên khi sinh viên muốn photo thì phải vào thư viện mà giá cũng khá cao”, Hương cho biết thêm.

“Học ở đây cũng không dễ đạo văn vì mỗi lần sinh viên nộp bài đều được kiểm tra qua một hệ thống. Qua đó, hệ thống có thể biết được bao nhiêu phần trăm bài được copy từ chỗ khác, vì vậy, nếu muốn sử dụng thông tin từ nguồn khác, sinh viên phải trích dẫn nguồn cẩn thận và đề tên tác giả”, Hương nói.

Theo Dân trí

“Tuyệt Chiêu” Săn Học Bổng Quốc Tế Ngắn Hạn Của Các Cô Gái Năng Động

Talk show “Học bổng ngắn hạn: Bước chân nhỏ cho hành trình lớn” được tổ chức tại Hà Nội mới đây thu hút đông đảo bạn trẻ từ nhiều trường đại học tham dự.

Cơ hội dành cho tất cả mọi người

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi nghèo khó của dân tộc Thái ở Sơn La, chị Lò Thanh Hòa từng không nghĩ đến chuyện đặt chân ra nước ngoài. Tuy nhiên, bằng chính nỗ lực săn học bổng tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản (SSEAYP), chương trình YSEALI Professional ở Mỹ và một số học bổng đến Úc, Thái Lan, chị Hòa nhấn mạnh “cơ hội dành cho mọi người”.

Tự nhận hồ sơ của bản thân không xuất sắc, không giỏi tiếng Anh và không có tài lẻ nào, Hòa cho rằng sự tự tin và chân thật đã giúp chị được tham gia chuyến tàu tìm hiểu các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.

Cô gái này nhấn mạnh thêm, để đi du học ngắn hạn, những bạn có ý định đi cần xác định mục đích mình đi để làm gì, vì sao mình muốn tham gia chương trình đó. Đồng thời, bạn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước và tìm hiểu nơi mình đến, chuẩn bị những thứ cần mang theo để có một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ.

Bí quyết vượt các cửa ải

Theo chị Trần Anh Phương (từng tham gia chương trình Trao đổi Thanh niên Canada – Việt Nam, chương trình giao lưu thanh niên Ấn Độ – Việt Nam), để chinh phục học bổng ngắn hạn quốc tế, bước đầu tiên là viết hồ sơ. Hồ sơ phải biết khai thác điểm mạnh phù hợp với chương trình.

“Mục đích của các chương trình thường là thúc đẩy tính đa dạng, phát triển khả năng lãnh đạo bởi vậy bạn trẻ nên viết về 2-3 dự án do bạn sáng lập, làm trưởng nhóm. Lưu ý không viết theo kiểu liệt kê mà phải thật sâu, viết gắn với mục tiêu phát triển bản thân”, Phương chia sẻ.

Chị Trần Anh Phương (giữa).

Theo chị Doãn Thanh Minh Hiền (Chương trình Hội nghị Quốc tế về Hợp tác Toàn cầu cho phụ nữ trẻ 2014, chương trình Asean – India Student Exchange Program 2014 – TW Đoàn), hồ sơ nên thể hiện mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân, hướng tới góp phần tay đổi cộng đồng.

“Để có cơ hội đi du học ngắn hạn, mỗi một chương trình đều có bộ tiêu chí riêng của nó. Đầu tiên, bạn phải hiểu được tiêu chí của chương trình, chuẩn bị hồ sơ đáp ứng được những tiêu chí đó.

Tuy nhiên, yêu cầu chung thì thường là khả năng lãnh đạo, những kinh nghiệm mình từng có về hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng, xây dựng mạng lưới quan hệ… Khi học về, bạn có thể mang kiến thức đã học cho cộng đồng thế nào.

Nhiều chương trình đòi hỏi điểm trung bình (GPA) nhất định, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết trình, tiếng Anh…”, chị Hiền cho hay.

Phỏng vấn cũng là một “cửa ải” quan trọng trong quá trình ứng tuyển. Chị Lò Thanh Hòa chia sẻ câu chuyện: “Ở phần thi năng khiếu vòng loại SSEAYP, mình quan sát thấy tất cả thí sinh, dù tài giỏi tới đâu, chỉ cần sử dụng quá thời gian quy định của Ban tổ chức khoảng 30 giây là bị loại. Vì vậy, thí sinh cần lưu ý tôn trọng các quy định về thời gian hay về giới hạn từ trong khi viết bài luận”.

Năm 2015, cô gái Sơn La tiếp tục ứng tuyển chương trình YSEALI sang Mỹ. Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn: “Bạn nghĩ bạn sẽ áp dụng được gì đã học về quản lý nhà nước ở bên Mỹ cho Việt Nam?”, Hòa đáp lại: “Thực sự, tôi không thể bê mô hình của Mỹ về Việt Nam nhưng tôi nghĩ sẽ học được những điều hay nhất để giúp Việt Nam có thể đạt được thành tựu như Mỹ đang có”. Từ kinh nghiệm, Thanh Hòa cho rằng, phải xác định rõ mục tiêu bản thân trước khi tham gia các chương trình học bổng giao lưu ngắn hạn.

Chị Bùi Thị Minh Ngọc (tham gia chương trình YSEALI Academic Fellows 2018 – Social Entrenpreneurship – Arizona State University) khuyên các bạn trẻ trúng tuyển đi với tâm thế như tờ giấy trắng, đi để trải nghiệm mở mang và học hỏi.

Lệ Thu

Dan Tri

Tuyệt Chiêu Giành Học Bổng Chevening

Mỗi năm, chỉ có khoảng 20/200 hồ sơ được chọn để trao học bổng Chevening tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, để lọt vào 10% chọn lựa ít ỏi đó, bạn không chỉ cần một bộ hồ sơ hoàn hảo. Tỉ lệ được nhận học bổng trên tổng số hồ sơ gửi đi mỗi năm chỉ ngót nghét 10% cho thấy độ khó của chương trình với sự sàng lọc rất cao. Tuy nhiên, nếu nắm được những điểm cốt yếu mà học bổng Chevening chọn lựa, bạn sẽ dễ dàng đặt chân đến Anh quốc với mức học bổng tương đương 600 triệu đồng/năm.

Điều kiện cần và đủ

Chương trình học bổng Chevening của chính phủ Anh dành cho Việt Nam do Bộ Ngoại giao Anh và các đối tác cấp, bắt đầu từ năm 1984. Chương trình dành cho những cá nhân thể hiện sự vượt trội trong chuyên môn, có ham muốn tiến bộ, có kế hoạch cuộc đời rõ ràng, và mong muốn là nhân tố tạo sự thay đổi đối với xã hội Việt Nam.

Tiêu chí đầu tiên tham gia cạnh tranh nhận học bổng Chevening là bạn phải có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc, giỏi hoặc khá. Đây được xem là rào cản mà không phải thí sinh nào có sự nổi trội cũng dễ vượt qua, đặc biệt là đối với những người đã vô tình bỏ qua tầm quan trọng của việc có tấm bằng khá trở lên thời đại học. Bởi vậy, cũng không sai khi nói Chevening là loại học bổng đòi hỏi sự đầu tư ngay từ khi còn ở giảng đường đại học.

Khả năng tiếng Anh tốt đủ tiêu chuẩn của Chevening ít nhất từ 6,5 điểm IELTS (tương đương 600 điểm TOEFL). Tất nhiên, nếu điểm càng cao bạn càng có lợi thế. Đừng để tiếng Anh trở thành một rào cản cho bạn. Nếu tất cả các tiêu chí khác bạn đều đáp ứng, chỉ còn tiếng Anh là chưa, bạn không nên ngần ngại đầu tư thời gian, tiền bạc để nâng cao trình độ tiếng Anh ngay từ thời điểm này.

Một chuyên gia tư vấn du học và hỗ trợ thực hiện hồ sơ của Hội đồng Anh cho biết: “Nếu một suất học bổng toàn phần cho một năm học tương đương khoảng 20.000 bảng Anh (600 triệu đồng) như học bổng Chevening, thì bạn đầu tư 50-100 triệu đồng để giải quyết rào cản tiếng Anh hoàn toàn có thể coi là một khoản đầu tư thích đáng”.

Thể hiện bạn là ai

Không chỉ hoàn thành một bộ hồ sơ hội đủ điều kiện, Chevening đòi hỏi bạn phải biết thể hiện bản thân một cách ấn tượng. Theo thống kê, các hồ sơ xin học bổng Chevening thường tập trung từ các địa phương ở phía Bắc nhiều hơn phía Nam. Nhưng thực tế, học bổng Chevening không phân biệt tuổi tác, vùng, miền hay nơi làm việc của người muốn xin học bổng. Điều này cho thấy tính cách thể hiện bản thân sẽ là mấu chốt giúp bạn tạo ấn tượng trong hồ sơ của mình

Vì thế, ngoài tấm bằng sáng giá, bạn cần chứng tỏ mình có tiềm năng tiến xa trong sự nghiệp. Bước đầu bạn hãy thể hiện mình trong “tuyên bố cá nhân” nằm trong hồ sơ về lý do bạn muốn tiếp tục học lên cao hơn ở Anh, vì sao bạn nghĩ mình xứng đáng được lựa chọn hơn so với những người khác và điều quan trọng là bạn có kế hoạch gì trong tương lai khi trở về Việt Nam. Những người xét hồ sơ rất mong muốn nhìn thấy một cách diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, đầy năng lượng và khát khao, cũng như tố chất lãnh đạo trong tương lai của bạn. Bí quyết trong phần này là bạn hãy tự tin thể hiện những gì mình nghĩ, mong muốn và đừng nói dối.

Một thí sinh đạt học bổng Chevening chia sẻ: “Nếu bạn thể hiện một bộ hồ sơ hoàn hảo, khả năng bạn được chọn vào vòng trong để trả lời phỏng vấn là rất cao. Khi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện mình là người trung thực, liêm chính. Những người phỏng vấn bạn đã đọc rất kỹ hồ sơ của bạn và họ cũng đọc rõ con người bạn”.

Đủ chi phí để học tập, giải trí

Học bổng toàn phần Chevening giúp bạn có đủ chi phí để yên tâm học tập và đáp ứng một phần nhu cầu giải trí, du lịch và cả tiết kiệm nếu bạn khéo vun vén trong một năm. Hạn chót nộp đơn cho học bổng năm 2012-2013 đã qua từ 23-1-2012. Bạn có thể bắt tay vào từ bây giờ để chuẩn bị cho đợt đăng ký học bổng cho năm học tiếp theo. Một mạng lưới những người từng theo học Chevening ở Việt Nam (Chevening Alumni Vietnam) đã được thiết lập và sẵn sàng chào đón những gương mặt mới trở về.

Lê ThuỷTheo: Scholarship Planet

Vì Sao Xe Hơi Cũ Ở Mỹ Lại Có Giá Bèo ?

Khi sang Mỹ định cư, có 2 điều cần thiết nhất mà ai cũng phải có là ngôn ngữ và phương tiện đi lại. Ở Mỹ, xe hơi không phải là thứ gì đó quá xa xỉ như ở Việt Nam, nó chỉ đơn thuần là một phương tiện để di chuyển.

Đặc biệt, xe hơi đã qua sử dụng ở Mỹ được rao bán rất nhiều với giá thành phải chăng. Nhân dịp có nhiều người hỏi tôi về vấn đề mua xe hơi cũ ở Mỹ, tôi xin phép chia sẻ nhiều hơn về vấn đề quan trọng này.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, khi mới qua Mỹ, để mua được một chiếc xe mới là vô cùng khó khăn đối với những người có xuất phát điểm hoàn toàn bình thường. Bởi lẽ khi mới qua, chúng ta chưa có điều kiện dư giả nhiều về mặt tài chính, cũng chưa có việc làm để mà có thể mua trả góp, do đó muốn mua một chiếc xe mới là điều không dễ dàng. Lời khuyên tốt nhất cho các cô bác anh chị khi mới qua là nên mua một chiếc xe cũ để có phương tiện di chuyển tạm thời, rồi sau thời gian khoảng 1-2 năm, khi đã có điều kiện kinh tế dư giả cũng như đã thông thạo đường phố, lúc đấy mới nên mua một chiếc xe mới.

Còn về băn khoăn “tại sao xe hơi đã qua sử dụng ở Mỹ lại rẻ như vậy ?”, tôi xin chia sẻ với quý vị như sau. Xe hơi ở Mỹ có một điều đặc biệt như thế này, đó là nó tính ‘tuổi thọ’ của xe thông qua số miles quý vị đã chạy, ‘tuổi thọ’ thông thường của một chiếc xe thường là 100.000 miles. Những chiếc xe nào dưới 100.000 miles thì sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều so với những chiếc xe có tuổi thọ trên 100.000 miles.

Giả sử như khi quý vị mua những chiếc xe mới thuộc dòng phổ thông như Honda, Toyota, giá trị của những chiếc xe này khi chưa lăn bánh sẽ rơi vào khoảng 14-20 ngàn tùy từng dòng xe. Tuy nhiên, sau khi quý vị đã chạy được khoảng 2-3 năm hoặc đã chạy quá 100.000 miles, những chiếc xe này bán lại cùng lắm sẽ chỉ có giá 3-5 ngàn.

Theo thông số của Mỹ, có những dòng xe khi chạy quá 100.000 miles, sẽ có rất nhiều phụ tùng phải thay thế, tốn kém nhiều chi phí nên đa phần họ sẽ chọn mua một chiếc xe khác. Lý do thứ 2 khiến xe đã qua sử dụng có giá thành rẻ là do có thể xe của họ đã bị đụng và họ đã được bảo hiểm đền bù hoàn toàn nên chiếc xe đó coi như chiếc xe bỏ, họ bán được bao nhiêu thì bán.

Bản thân tôi đã từng mua phải một chiếc xe thuộc trường hợp này do khi mới qua cũng chưa rành nhiều về xe cộ và thấy chủ nhân của chiếc xe cũng rao bán với giá quá hời. Do đó tôi khuyên quý vị khi có ý định mua một chiếc xe hơi đã qua sử dụng, hãy kiểm tra kĩ càng lịch sử tai nạn của chiếc xe đó. Về điều này quý vị có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra mã xe hoặc mang ra tiệm sửa xe nhờ một người quen biết kiểm tra hộ.

Nguồn: Youtube Duong Trung Hieu

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chiêu Săn Đồ Cũ “Ngon Bổ Rẻ” Của Du Học Sinh Việt Tại Thụy Điển trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!