Cập nhật nội dung chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Của Một Du Học Sinh Mỹ mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– “Thế về Việt Nam cậu định làm gì?”
– “Tớ cũng chưa biết chắc là mình sẽ làm gì nhưng tớ nghĩ tớ sẽ làm một cái gì đó để giúp các bạn trẻ Việt Nam học tiếng anh.” :o)
– “Tại sao?”
– “Tại vì tớ thấy t học tiếng anh khổ quá khi mà không có ai chỉ cách cho tớ hết, giờ biết ít cách rồi thì muốn chia sẻ với mọi người cho mọi người bớt khổ ít nào hay ít đấy haha”
– Vậy thì đâu cần đợi tới khi về VN, cậu có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình qua các trang hay qua FB mà.”
Ah uh tui thấy bạn tui nói cũng đúng, nhưng tui ngại viết lách và cũng lười chia sẻ những câu chuyện cá nhân lắm, nhưng hôm nay được hôm rảnh quá nên chia sẻ chút với mọi người.
07/03/2016 vậy là đã ba năm có lẻ tui sống trên đất Mỹ, cách nơi tui sinh ra và lớn lên cả nửa vòng trái đất chỉ để Học Tiếng Anh. Học mãi mà vẫn chưa giỏi đâu nhưng so với cái hồi xưa thì cũng khá hơn nhiều rồi ấy hehe. Tui học tự nhiên, thích Toán, Lý, Hoá lắm nhưng tiếng anh thì dở ẹc. Ngày thi tốt nghiệp cấp 3 may có đứa bạn cũng tên Hương ngồi cạnh cho coi bài môn tiếng Anh chứ không chắc tui trượt cấp 3 rồi chứ đâu có đi du học :D. Rồi lên tới đại học, ai ai cũng nhắc tới nhắc lui là tiếng anh quan trọng lắm đó, cố mà học đi, học không được mai mốt không xin được việc thì ráng chịu 🙁 Vậy là tui cũng ráng học. Mà học mãi, học mãi thì cũng chỉ để thi cho qua mấy môn English ở trong trường đại học thôi chứ 4 năm đại học tui chưa hề nói chuyện với ông tây nào hết 😀 Nhà thì chẳng có gì ngoài điều kiện, thế là tui lết đến mấy trung tâm tiếng anh học, mấy bà cô nhồi sọ cho hết công thức này đến thì khác mà tới giờ tui thấy cách học đó chưa thực sự là hiệu quả. Tui không vơ đũa cả nắm là tất cả những chương trình giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam đều không hiệu quả. Mà chỉ là cái cách mà tui được giảng dạy và cách mà tui học là chưa thực sự hiệu quả. Ngày xưa tui học là tui chỉ chăm chăm nghe cô giảng thì gì? Rồi về nhà phải làm bài tập phần nào. Xong rồi thì quên đi rồi lại học thì khác, làm bài tập phần khác Xong rồi lại quên đi 😀 mà tui quên thật, quên hết sạch 😀 Sau 4 năm học, đi phỏng vấn bằng tiếng anh mà cứ nói ấp a ấp úng, tới hồi người ta nói: “Thôi em nói tiếng Việt cũng được.” Nghĩ lại vẫn thấy nhục nhục 😀 Xong là tui trượt phỏng vấn, xin đi làm mấy cái việc linh tinh, chán rồi đi Mỹ.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Của Fulbrighter
Chào tất cả các bạn,
Thành thật xin lỗi anh Thịnh cũng như các bạn vì hold bài viết này lại lâu quá xá. Hiện giờ thì mình đang trong giai đoạn replacement nên cũng hơi cân não. Tuy nhiên, Fulbright 2014 sắp mở, mình cũng muốn chia sẽ nhưng gì mình đã làm được để các bạn có thể tham khảo trên tinh thần là cơ hội chia ra và tốt hơn cho những người muốn tìm tòi.
Trước hết, mình xin chia sẽ là giấc mơ Mỹ của mình đã được nuôi từ khi còn là sinh viên năm 1, năm 2. Sau khi ra trường vào năm 2008, mình cũng vẫn nuôi nó và cũng đã từ chối Hà Lan 1 lần cũng là vì nó. Và rồi cuối cùng, mọi thứ từ từ từ chìm xuồng vì cơ hội thì gần như là bằng 0. Cuộc sống, công việc làm mình quên mất đi chuyện phải đi học lại, phải kết thúc cái mà mình đã bắt đầu. Vậy là mình quyết tâm bỏ 1 công việc rất tốt, một môi trường sống tốt để quay về Vietnam săn học bổng.
Mình đến với Fulbright 1 cách rất tình cờ: Rãnh rỗi. Nguyên nhân là Fulbright đối với mình lúc đó là một thứ gì đó rất xa xỉ và có lẽ không bao giờ với tới được vì rõ ràng trong các ngành mà Fulbright ưu tiên hoàn toàn không có KIẾN TRÚC, 1 thứ vừa mắc tiền, vừa không quá quan trọng đến cộng đồng xét trong một mức độ cấp thiết nào đấy. Sau khi làm việc tại Singapore 1 thời gian, mình quyết định về Việt Nam để kiếm 1 suất học bổng để đi học tiếp và nhắm tới 1 học bổng khác – đối với mình có vẻ dễ dàng lấy được hơn – but it’s actually more complicated than it sounds. Nói như vậy để các bạn thấy đời đôi khi rất bất ngờ và mình chẳng biết được điều gì ở phía trước cả. Nên cứ quyết tâm bắt đầu đi đi, rồi sẽ đến. Tại sao lại là rãnh rỗi? Vì hy vọng vào học bổng Fulbright chỉ nhỉnh hơn con số 0% một chút. Vì mình biết nhiều nhân đã nhận Fulbright toàn là hàng khủng cả ví dụ như GS Ngô Viết Nam Sơn, rồi ông Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bút Chì, rồi anh Trần Ngọc Thịnh … chẳng hạn nói đến gì đến Fulbright Kiến Trúc. Rồi mình có đọc được chia sẽ của anh Chí đại ý là mình chẳng biết tụi Mỹ nó nghĩ gì đâu, và rồi là tụi Mỹ muốn người giỏi… Mình nghĩ là mình giỏi và mình còn khoảng nửa tháng không làm gì trước khi Fulbright năm 2013 đóng. Vậy là mình quyết định chuẩn bị cho Fulbright.
Xong, Boom! Semi-finalist rồi phỏng vấn and hell, yeah! Finalist! Phỏng vấn thì cực kỳ thoải mái, với 4 người… Anh Fulbrighter 2005 thì có vẻ rất hài long với 2 bài essay của mình. Anh bảo: “This is amazing! I love your words and your essays move me!” Anh có khen mình cũng nhiều, nhưng mà who knows… Fulbright toàn hàng khủng. Trước khi vào phỏng vấn mình còn gặp cả Hà Kin – cũng là candidate ( nàng cũng vào finalist luôn). Trong quá trình phỏng vấn thì mình không gặp vấn đề gì hết, tất cả đều trong tầm kiểm soát tuy ban đầu mới vào thì hơi panic một chút. Mình phát hiện ra là mọi người thậm chí chưa có khái niệm về Healthcare Architecture. Nên mình bắt đầu chém và chém tương đối…bén. Chỉ có 2 câu hỏi mình hơi bất ngờ là:
– Is there anything that you want to know about Fulbright? – What if you don’t get Fulbright this year?
Mình cũng ngập ngừng thành thật chia sẻ luôn: – Well, I’m here to be interviewed and I’m only prepared to be asked… But if this is the case then are you a Fulbrighter? Could you please tell me more about how Fulbright scholarship’ve changed your life?
– ( Câu này mình cũng hơi shocked… vì mình không có ngại phỏng vẫn nhưng mà hỏi kiểu này thì chắc nghĩ là ngta không muốn cho đi học kiến trúc thật rồi…) Well, that’s sad… but I’m an optimist. You will be most likely seeing me as a candidate next year then. Since I was informed Fulbright does offer scholarship for Healthcare Architecture, I don’t think I will give up!
10 ngày sau, mình nhận được email là finalist khi đang vi vu du lịch ở Bangkok. Boom… Hành trình TOEFL và GRE bắt đầu… Hiện giờ mình cũng đang vật lộn với GRE. Mặc dù ban đầu Fulbright bảo điểm GRE vậy là tốt rồi không cần thi lại nhưng mình có contact với trường và trường bảo nên Improve verbal thôi Essays and Portfolio are excellent, nên mình đành gọi xin chị Hạnh voucher để thi lại. ý mình là để vào được trường mình muốn thì phải ráng chủ động thôi… Got it?
Mình năm nay 27 tuổi. Tốt nghiệp ĐH đã được 4 năm! Làm việc 1 vài năm ở Singapore – Srilanka – Vietnam…Có thể các bạn sẽ thắc mắc đến khi nào thì apply Fulbright là được… Câu trả lời của mình là khi bạn thấy sẵn sàng. Ở một mức độ bạn build up cho mình đủ sự tự tin, chin chắn để viết ra những điều trong essay không quá lý tưởng hoá mọi chuyện, phải thực tế, biết được những gì mình có và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình như thế nào. Mình nghĩ với bề dày săn người của FB, người ta sẽ biết đặt niềm tin vào người biết mình là ai và mình có những gì.
Còn hồ sơ của mình có gì… thì đó là một câu chuyện dài… Nhưng dù sao điều đó cũng không quan trọng bằng việc bạn đem cái gì ra để nuôi ước mơ của mình. Đó mới chính là thứ thuyết phục được Fulbright! Mình sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm của mình nhiều hơn nữa. Chỉ sợ viết dài quá thì đọc lại chán chúng tôi thôi… Mình vẫn còn 1 quãng đường nữa phải chạy…
Thanks for reading…
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Mỹ
Lúc săn học bổng du học Mỹ, bạn cần có những “thành tích” quan trọng sau đây:
GPA (Điểm trung bình học tập tại trường THPT/ĐH đạt ở mức hoàn hảo.
Vượt điểm chuẩn SAT/GRE/GMAT của trường đề ra.
Với những thành tích trong hoạt động ngoại khóa khác.
Đầu tư thời gian và công sức để viết một bản essay thật tốt
Bạn với thể tham khảo danh sách những trường tốt trên các bảng xếp hạng như US News, Princeton Review.
Học bổng thường là 1 khoản tiền cố định và chỉ dựa vào điểm trung bình trong lớp, điểm TOEFL hoặc SAT chính vì vậy học sinh cũng nên chú ý đến năng lực tài chính của gia đình mình trước lúc quyết định chọn trường.
Hệ thống trường đại học Mỹ bao gồm rất nhiều loại trường khác nhau. Tương ứng, mỗi trường sẽ đề nghị 1 mức điểm TOEFL khác nhau. Nếu như mục tiêu của bạn là vào những trường đại học công lập loại trung ở Mỹ, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho TOEFL ở mức điểm 70-80. Giả dụ mục tiêu của bạn là vào các trường đại học tư thục nức tiếng trong top 50, mức điểm TOEFL yêu cầu là trong khoảng 90 điểm trở lên (mức điểm tối đa của TOEFL là 120 điểm)
Để nhận được hỗ trợ tài chính cao từ các truờng đại học ở Mỹ, ngoài điểm thi TOEFL cao, sinh viên còn cần điểm SAT cao, thành tích học tập phổ thông xuất xắc và hoạt động ngoại khóa nổi bật.
Vì vây, Khi đã xác định chọn Mỹ là điểm đến du học, bạn nên dành thời gian chuẩn bị từ sớm cho các loại bằng SAT, TOEFL hoặc SSAT. Tuy nhiên, bạn nên hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng để mang lại kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, điều giúp bạn có một bài luận chinh phục được hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ.
Viết bài luận (ESSAY) luôn là một trong các thử thách khó nhằn của hầu hết các bạn. Bởi lẽ người thợ săn giỏi ko phải là người với phương tiện tân tiến mà là người có kĩ năng đi săn giỏi và biết cách săn trúng mục tiêu.
PHƯƠNG PHÁP SĂN HỌC BỔNG MỸ
Bạn là người đi tìm học bổng, do đó phải hết sức chủ động trong việc tìm kiếm và tự giải đáp các câu hỏi trong khi săn học bổng. Thông thường các quốc gia và các trường đại học luôn muốn quảng bá hình ảnh giáo dục của nước và trường mình nên họ sẽ xây dựng các trang web về giáo dục nước đó hoặc về trường đó. Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu.
Nếu bạn cũng chưa biết bắt đầu từ đâu nữa thì tốt nhất các bạn nên đến đại sứ quán nước bạn dự định đi học để tìm hiểu thông tin. Bạn hãy yên tâm, thông tin ở đó rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, lại còn được chỉ dẫn tận tình.
Ngoài ra, các triển lãm du học cũng là một kênh thông tin rất bổ ích, ở đó bạn có thể có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường định nộp hồ sơ, hiểu biết về nền giáo dục một nước nào đó, được thể hiện và thực hành ngoại ngữ …
Bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các tổ chức cấp học bổng để tìm được học bổng phù hợp. Nếu không, có thể bạn sẽ nộp hồ sơ vào những học bổng có yêu cầu cao hơn khả năng của bạn, dẫn đến giảm cơ hội nhận được học bổng.
Còn nếu như bạn nộp hồ sơ xin học bổng vào những nơi mà yêu cầu thấp hơn so với khả năng của bạn thì có thể nó sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Do đó tự đánh giá khả năng của bạn sẽ là rất quan trọng.
CHUẨN BỊ VÀ NỘP HỒ SƠ
Đây là bước rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của bạn, nếu bạn tìm hiểu học bổng mà không làm hồ sơ thì coi như thành quả lao động của bạn chưa có.
Thời gian chuẩn bị:
Thông thường là 2 năm (tính từ ngày chuẩn bị đến ngày lên đường đi học). Năm đầu tiên bạn chuẩn bị ngôn ngữ (thi một số chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE … ) và chuyên môn (đọc tài liệu để có ý tưởng viết SOP và research proposal). Năm thứ 2 bạn chính thức làm hồ sơ và sau khi có kết quả chính thức bạn sẽ làm các thủ tục tiếp theo.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Của Du Học Sinh Trung Quốc
Hành trang lên đường của chúng mình là chỉ cần một số đò dùng thiết yếu và hộ chiếu, tiền và giấy tờ nhập học. 1. Chuẩn bị đồ sang Trung Quốc
Hành trang lên đường của chúng mình là chỉ cần một số đò dùng thiết yếu và hộ chiếu, tiền và giấy tờ nhập học(cộng với ảnh nền trắng và nền xanh cỡ 3*4 và 4*6) của bên trường là ok rồi.
Ngoài những thực phẩm mà bạn cần chuẩn bị thì đó là sách vở, bạn có thể đem 1 quyển từ điển Hán Việt, Việt-Hán vài quyển vở đề phòng lúc mới sang chưa thuộc đường đi lối lại thôi. Bởi thực ra bên Trung Quốc mặt hàng rất phong phú và đa dạng, thoải mái cho bạn chọn lựa.
Cần nhắc đến nữa đó là quần áo và giày dép, bạn cũng chỉ cần đem một vài bộ thôi, sang bên đó rồi mua vừa rẻ mà vừa đẹp, mặt hàng đa dạng bạn tha hồ mua sắm.
2. Đời sống ở Trung Quốc
Tùy từng vùng phương Bắc hay phương Nam của người Trung Quốc đều có cách sống riêng và văn hóa ẩm thực khí hậu (nóng, lạnh, rơi tuyết…) khác biệt của từng vùng, ví dụ như phương Nam của Trung Quốc (Nam Ninh, Quế Lâm, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Phúc Kiến…..) hoặc Phương Bắc (Bắc Kinh, Thiên Tân,, Sơn Đông…). Ở Nam Ninh thì cũng gần giống với Việt Nam họ hay ăn bún phở (luosi fen, laoyoufen, guilin suanla fen), nhưng mùi vị khác Việt Nam đó là chua cay cộng thêm những loại gia vị ở Việt Nam không có hoặc ít ăn. Còn ở Phương Bắc của TQ do khí hậu lạnh hơn họ sẽ thích ăn mặn hơn và cũng cay nữa, món đặc trưng ví dụ như jiaozi(sủi cảo), bánh bao, doufunao(tào phớ mặn), malatang…đặc biệt phương bắc họ sẽ thích ăn các sợi mỳ làm từ lúa mỳ, lúa mạch không giống Phương Nam thích ăn sợi mì làm từ gạo. Nói chung bên Trung Quốc từng vùng đều có rất nhiều món ăn vặt đảm bảo bạn sẽ thích ( nhiều món mới ăn sẽ không quen, nhưng ăn nhiều sẽ nghiền).
Đến với mỗi 1 trung tâm mua sắm của 1 thành phố tại Trung Quốc, bạn sẽ có những cảm nhận hoàn toàn khác nhau. Ở đây phong phú, đa dạng hơn so với ở Việt Nam, mặt hàng gì cũng có và rất sẵn. To nhất vẫn phải nhắc đến Bắc Kinh và Quảng Châu, nhiều bạn Việt Nam mới sang bên đó và ngay cả bản thân tôi cũng vậy để mà nói đi dạo hết cái khu shopping center đấy thì cũng hết hơi, nó rất là to và rộng, nhiều tòa nhà mà mỗi một building là 1 trung tâm buôn bán đồ khác nhau, vì vậy trước khi bạn đi shopping bạn cũng có thể hỏi qua những người ở đó ví dụ mua giày dép ở tòa nào, mua quần áo hàng hiệu hàng chợ ở tòa nhà nào, hoặc khu bán buôn ở đâu….Nếu có thể bạn cũng nên search 1 số thông tin trên mạng: chúng tôi để biết rõ hơn về địa lý của từng tỉnh, từng thành phố. Ở mỗi một trung tâm là lại có 1 con phố chuyên bán đồ ăn vặt (xiaochi jie).
Trong ký túc xá thì có nhiều loại phòng( đơn, đôi, 3 hoặc 4 người) tùy theo túi tiền của mình mà bạn chọn lựa nhưng giá bình quân ở phương Bắc là 50-60 tê/ ngày/người/ phòng đôi. Còn ở phương Nam giá thuê phòng sẽ rẻ hơn 2000- 3000 tệ/ 1 kỳ(4 tháng)/ phòng đôi. Nhiều trường ký túc xá của lưu học sinh sẽ sẵn có nhà bếp tiện cho các bạn tự nấu nếu không ăn quên đồ Trung Quốc hoặc để tiết kiệm hơn. Cũng có nhiều bạn chọn lựa ăn luôn ở nhà ăn trong trường giá cũng sinh viên mà tiện lợi, nhưng cuối tuần các bạn nên ăn ở ngoài hoặc tổ chức 1 nhóm nấu ăn chung nhau sẽ rất vui. Tại Trung Quốc một những quán ăn Nhật Bản hoặc Hàn Quốc bên đó họ làm sẽ ngon hơn và giá mềm hơn so với Việt Nam, bạn hãy thường thức thêm cả các món lẩu bên đó nữa cũng rẻ mà mùi vị khá đặc trưng.
Còn nếu mùa đông tiết trời lạnh lẽo, bạn nào không muốn đi ra ngoài thì shopping online tại nhà trên chúng tôi cũng được, rẻ mà tiện (khi không vừa bạn có thể xin đổi cỡ, còn nếu bị hỏng thì bạn trao đổi trực tiếp với người bán để trả lại, mất khoảng 1 tuần), tốt nhất là nên nhờ 1 bạn China hướng dẫn cho bạn cách mua online trên taobao, tại vì còn có thể mặc cả được mà. Nhưng có 1 điều cần lưu ý khi mua hàng trên taobao, bạn phải cẩn thận không sẽ gặp phải những gian hàng lừa đảo đó.
Bên Trung Quốc cũng nhiều loại hoa quả khá là rẻ, ở phương Bắc có những loại quả ngon bổ rẻ mà Việt Nam không có bạn hãy cứ hưởng thụ nha nếu bạn ở gần Bắc Kinh – đào, cherry, táo, lê, kiwiquanh năm bốn mùa đều có.
Nhiều trường đại học bên đó rất rộng, nếu bạn đi học sẽ tốn nhiều thời gian từ ký túc xá đến giảng đường, nhiều bạn Việt Nam đã chọn lựa mua xe đạp điện để đi, riêng đối với Bắc Kinh và Thiên Tân sinh viên lại thường mua xe đạp cũ để đi(xe mới dễ bị mất nếu ko cẩn thận).
Khi đi học bạn nên tạo mối quan hệ với các bạn Trung Quốc chứ không nên chỉ chơi với riêng Việt Nam hoặc các nước khác vì thực tế nhiều vấn đề chúng ta cần sự giúp đỡ của họ.
3. Đi làm thêm
Với những bạn có vốn tiếng Trung khá, bạn có thể tự lên những trang web lớn của Trung Quốc để tự tìm việc làm thêm cho mình, ví dụ: chúng tôi chúng tôi chúng tôi ; chúng tôi vv, bạn có thể tìm những cửa hàng đồ ăn nhanh hoặc quán đồ tây (nếu bạn có chút tiếng Anh), hoặc phiên dịch khẩu ngữ cho các nơi( Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng hải, Triết Giang…. khá dễ tìm việc đối vs ng VN)
4 .Đi du lịch
Bên Trung Quốc có được cái lợi thế là các kỳ nghỉ lễ tết được nghỉ khá nhiều (1 học kỳ 4 tháng, nghỉ hè hơn 1 tháng , nghỉ tết cũng hơn 1 tháng gần 2 tháng, nào thì nghỉ quốc khánh 1 tuần, tế đoan ngọ, tết trùng dương, tế thanh minh, tế trung thu…. )
Trước hết, bạn hãy đặt ra cho mình câu hỏi:
– Bạn muốn đi đâu ở Trung Quốc ?
– Bạn muốn làm gì khi đến đó ?
– Bạn thích thời tiết nóng, lạnh hay ấm áp? Hay bạn không quan tâm về nhiệt độ?
– Bạn muốn tìm đến những nơi mà sẽ được giảm giá và mùa thấp điểm?
– Bạn muốn tham gia những lễ hội của người Trung Quốc hay các điểm tham quan theo mùa?
– Bạn muốn tránh những nơi có quá nhiều du khách và giao thông đông đúc?
Và sau đây là một vài gợi ý nhỏ:
*Tháng mười
Thời gian số một để đến Trung Quốc là đầu mùa thu ( tháng mười ) nhưng tốt nhất là bạn không nên đến đây vào tuần đầu tiên của tháng 10 vì nơi đây sẽ diễn ra Lễ Quốc khánh của Trung Quốc, khi đó thì các khách sạn và phương tiện vận chuyển sẽ rất đông đúc và giá cả thì tăng cao.
Trong tháng mười, thời tiết ở Trung Quốc là tốt nhất, nhiệt độ giảm, và những cơn mưa mùa hè cũng bắt đầu dừng lại, vì vậy thời tiết tương đối khô ráo. Các điểm tham quan chính của Trung Quốc như Bắc Kinh, Tây An, Thượng Hải, Quế Lâm, Hồng Kông, Thành Đô đều rất thuân lợi để đi du lịch.
Lễ hội và sự kiện trong tháng này gồm có: ngày lễ quốc khánh Trung Quốc ( 01 tháng 10, thời gian tốt để xem bắn pháo hoa và các trò chơi dân gian ), Liên hoan Kungfu Thiếu Lâm, Hội chợ Canton ( từ ngày 15 ), Tết của những dân tộc thiểu số và thỉnh thoảng lại có Tết Trung Thu. Vào cuối tháng mười bạn cũng có thể chiêm ngưỡng khung cảnh mùa thu lãng mạn với những tán lá vàng rực. Tuy nhiên đây lại là mùa cao điểm nên giá tour sẽ cao.
*Cuối tháng tư / đầu tháng năm
Thời gian thứ hai để đi đến Trung Quốc có lẽ là cuối mùa xuân khi hoa nở rộ và nhiệt độ ấm dần lên nhưng chưa quá nóng. Nên tránh đi vào tuần nghỉ Lễ Lao đông ( từ 1 đến 7 tháng 5 ) vì các điểm tham quan, khách sạn và giao thông sẽ chật kín người, giá cả tăng lên đáng kể.
Vào cuối mùa xuân, nhiệt độ vào khoảng 20 độ C. Trong khi một số nơi như Bắc Kinh, Tây An vẫn còn khô thì ở miền Nam, những cơn mưa đầu hè đã bắt đầu đổ xuống, mặc dù chưa phải là mùa cao điểm nhưng thời tiết khá ẩm ướt và đôi khi có bão. Đến Trung Quốc vào mùa này là thời điểm tốt để ngắm hoa nở và cũng có một số lễ hội của người dân tộc.
*Tháng chín
Tháng Chín được xếp vào vị trí thứ ba, vì vào thời gian này có những hoạt động gần như giống ở tháng Mười nhưng nhiệt độ hơi nóng và mưa nhiều hơn. Vào tháng Chín, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào Tết Trung Thu của người Trung Quốc nhiều hơn, đây là lễ hội lớn thứ hai ở Trung Quốc, sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động mang tính truyền thống của người dân Trung Hoa.
* Mùa hè ( cuối tháng năm đến tháng tám )
Người ta ít đến Trung Quốc vào thời gian này nhưng vào kỳ nghỉ hè tháng Tám là thời gian đông đúc nhất. Trời nắng ấm có thể làm cho chuyến đi của bạn rất tuyệt, nhưng một số nơi thì thời tiết rất là nóng. Hầu hết nhiệt độ ở đây là trên 30 độ C.
Vào mùa hè ( hoặc cuối mùa xuân / đầu mùa thu ) là thời điểm tốt nhất để đi đến những vùng xa xôi của Trung Quốc nhưTây Tạng, Tây Bắc, Mông Cổ và các khu vực miền núi khi thời tiết ở đây không quá rét và nguy hiểm
* Đầu mùa xuân ( cuối tháng Ba và đầu tháng Tư )
Vào thời điểm này thì ở miền Bắc Trung Quốc là sự lựa chọn của nhiều du khách nhất.Thời tiết ấm hơn, mưa cũng ít. Ở miền Nam thì hơi ẩm ướt. Đây là mùa thấp điểm vì vậy, giá du lịch rẻ hơn.
* Tháng mười một ( cuối mùa thu )
Đi du lịch đến phía nam Trung Quốc vào cuối mùa thu là tốt hơn so với đầu mùa xuân vì thời tiết khá khô. Đây vẫn còn là mùa thâp điểm, do đó bạn cũng có thể du lịch rẻ hơn.
5. Mua vé máy bay hoặc vé tàu về Việt Nam
Nếu bạn nào muốn book vé máy bay, thì hãy lên web: http://jipiao.kuxun.cn/, chúng tôi còn nếu không bạn cũng có thể mua www.ctrip.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Của Một Du Học Sinh Mỹ trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!