Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mba Trường Top Tại Mỹ (Yale, Darden) # Top 11 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mba Trường Top Tại Mỹ (Yale, Darden) # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mba Trường Top Tại Mỹ (Yale, Darden) mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chiều Thứ Bảy, ngày 21/07/2018, ILIAT đã tổ chức sự kiện “Chinh phục học bổng MBA trường TOP” với sự tham gia của chị Khanh Nguyễn, MBA’ 2018, Yale School of Management (Ivy League) và chị Thùy Linh, tân sinh viên MBA Darden Business School (trường kinh doanh hàng đầu, luôn xếp hạng 11 – 13 tại Mỹ). Buổi chia sẻ đã mang lại cơ hội giao lưu và những kinh nghiệm xương máu của hai chị trong quá trình apply MBA.

ILIAT đã ghi lại những chia sẻ và kinh nghiệm thú vị từ buổi chia sẻ, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với các bạn trong quá trình apply du học MBA.

1. Động lực để bắt đầu hành trình du học MBA

Khi quyết định theo đuổi ước mơ MBA, mỗi người đều có một động lực khác nhau. Chị Linh chia sẻ, đó là khi chị cảm thấy năng lực của mình, những kiến thức, kĩ năng của mình không còn đủ để giải quyết các công việc phức tạp nữa, và thật sự cần có bước chuyển mình, phát triển bản thân ở một mức độ cao hơn. Còn với chị Khanh, quyết định đi học MBA là để khám phá những ngành nghề mới mà phù hợp với giá trị của bản thân hơn công việc hiện tại chị đang làm.

2. Tại sao lại là MBA mà không phải MSc hay PhD?

PhD dành cho những bạn yêu thích công việc nghiên cứu, Master phù hợp với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển sang một ngành mới, sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu. Còn nếu bạn là người đã có nền tảng vững chắc và muốn hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu trong công việc, thì MBA là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc. MBA cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về vận hành doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân sự khi bạn ở vị trí công việc cao hơn.

Chị Khanh cũng chia sẻ thêm một số thông tin về chương trình Double Degree mà chị đã theo học. Theo chị, đây là cơ hội tốt để bạn có thể trải nghiệm hai nền văn hóa khác nhau; tuy nhiên bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi tìm việc, bởi so với các bạn học 2 năm ở Mỹ, thì bạn có ít thời gian và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, lời khuyên là nếu bạn chắc chắn sẽ làm việc tại Mỹ, thì không nên lựa chọn chương trình Double Degree mà hãy học 2 năm tại Mỹ luôn.

Một chia sẻ nho nhỏ khác dành cho các bạn muốn học MBA nhưng lại có background trái ngành, đó là hãy cân nhắc kĩ lưỡng xem bạn có thực sự muốn làm kinh tế sau khi học MBA hay không. Và miễn là bạn chứng minh được tại sao sự thay đổi này lại quan trọng với bạn, bạn có những giá trị gì có thể mang đến cho trường thì trường sẽ luôn sẵn sàng đón nhận bạn.

3. Đâu là thời điểm phù hợp để apply MBA?

Khi bạn cảm thấy mình đã tích lũy được những kinh nghiệm đủ để có thể mang lại giá trị cho những người khác, thì đó là thời điểm thích hợp để theo học MBA. Những kinh nghiệm ấy không phụ thuộc hoàn toàn vào số năm bạn đi làm, mà trong thời gian bạn đi làm, bạn đã học được những gì, bạn đã phát triển bản thân mình như thế nào. Việc bạn đã có những kiến thức nhất định về ngành nghề nào đó sẽ mang lại nhiều giá trị cho trường, cho lớp hơn và lợi ích mà bạn nhận lại được cũng lớn hơn, bạn có thể đi nhanh hơn và xa hơn trên con đường sự nghiệp của bạn.

4. Lộ trình apply như thế nào?

Bước thứ hai: chọn trường. Bạn cần tìm hiểu các thông tin trên website của trường. Ngoài ra, bạn cũng cần gặp gỡ những alumni, trò chuyện với họ để có được cảm nhận cá nhân về trường.

Bước thứ ba: làm hồ sơ. Khi đã lập một list các trường rồi, bạn cần chuẩn bị những tài liệu như CV, essay, letter of recommendation,… Với essay, mỗi trường sẽ có một cách hỏi khác nhau, câu hỏi khác nhau. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ để đưa vào những thông tin phù hợp về trường, về ngành học, về văn hóa của trường, để họ cảm nhận được bạn thật sự quan tâm tới trường, và ngược lại, đó cũng là cách để bạn nhìn nhận xem bản thân có phù hợp với ngôi trường này hay không.

Thời gian apply của từng trường là khác nhau, thông thường sẽ chia làm 4 round. Với các trường TOP, round 1: thường bắt đầu từ tháng 9 đến đầu tháng 10. Round 2: từ tháng 11 đến tháng 12. Round 3: từ tháng 1 và round 4: từ tháng 3 (thường không áp dụng cho sinh viên quốc tế). Việc apply sớm là rất quan trọng, nhất là khi bạn muốn xin hỗ trợ về tài chính. Mỗi trường đều có quỹ học bổng riêng và quỹ này thường được áp dụng cho các bạn apply round 1 và round 2. Bạn có thể thương lượng lại với trường về mức học bổng nếu bạn nhận được offer sớm. Nếu bạn apply muộn, không những bạn phải cạnh tranh với nhiều người hơn, mà cơ hội nhận được học bổng cao của bạn cũng sẽ giảm đi do ngân sách không còn nữa.

a) GPA thấp có phải là điểm trừ trong hồ sơ?

Khi học MBA, và đặc biệt là ở Mỹ, các trường sẽ nhìn tổng quan bộ hồ sơ của bạn với rất nhiều yếu tố. GPA thấp chắc chắn là một điểm trừ, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong hồ sơ của bạn. Điều quan trọng hơn là bạn chứng minh được bạn đã làm gì để lấp đi điểm yếu đó, bạn có những điểm khác nào có thể bù đắp được. Với Mỹ, bạn đừng nên chỉ nhìn vào một điểm yếu và nghĩ họ sẽ từ chối. Hãy nhìn vào những phần còn lại và cải thiện những gì bạn nghĩ còn có thể. Các trường sẽ chấp nhận điểm yếu của bạn, miễn là bạn thể hiện cho họ thấy bạn có những điều đáng để họ cân nhắc.

b) Thi chứng chỉ GMAT

Theo chị Khanh, bạn nên lập một kế hoạch rõ ràng và mỗi ngày đều bám sát theo kế hoạch đó, hãy đặt cho mình một mốc thời gian thi cố định để tạo động lực ôn thi GMAT. Trong quá trình học, việc vừa học vừa đánh giá kết quả là rất quan trọng. Bạn cần nắm được phần nào mình đã làm tốt, phần nào chưa được, phần nào còn có thể cải thiện hơn nữa. Bạn nên ghi chú lại sau mỗi lần làm test để theo dõi được quá trình học tập của mình.

Chị Linh cũng đưa ra lời khuyên là với bài thi GMAT, không quan trọng bạn làm được bao nhiêu câu, mà quan trọng là bạn biết được tại sao mình làm đúng, tại sao mình làm sai. Học GMAT là học cách người ra đề tư duy và giải bài theo cách người ra đề muốn mình giải. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ và tự tạo cho mình một cách tiếp cận bài hợp lý, logic để có thể áp dụng cho nhiều câu hỏi khác nhau, khi đã nắm được cách tư duy thì việc giải quyết câu hỏi sẽ dễ dàng hơn.

c) Essay

Chị Khanh và chị Linh đều chia sẻ rằng đây là phần khó nhất, vậy nên hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc viết essay. Lời khuyên của chị Khanh: bạn đừng nên suy nghĩ chỉ viết cho xong, mà dù bạn có đi MBA hay không, thì đó vẫn là những câu hỏi bạn cần phải trả lời cho bản thân mình. Hãy tập thói quen lúc nào cũng nghĩ về bài essay đó, thì đồng thời bạn cũng nghĩ đến sự nghiệp của mình, tương lai của mình, những giá trị, câu chuyện mà bạn muốn thể hiện với trường. Viết essay là hành trình tìm hiểu bản thân, giúp bạn thêm tự tin và có định hướng đúng cho con đường sắp tới. Chuẩn bị essay kĩ cũng hỗ trợ bạn trong quá trình phỏng vấn. Vì bạn đã có sẵn những dự định của mình, nên khi được hỏi, bạn có thể trả lời một cách tự tin, nhiệt huyết nhất về bản thân.

Chia sẻ về bài essay của mình, chị Linh đã chọn đề bài: khoảnh khắc làm thay đổi bạn. Đó là câu chuyện mà khiến cho chị thực sự muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, muốn mỗi hành động, mỗi khoảnh khắc, mỗi ngày trôi qua đều có giá trị. Và khi có thể chia sẻ câu chuyện cá nhân ấy thông qua bài essay, thì chị cảm thấy thực sự tự hào về bản thân mình.

Với chị Khanh, chị cảm thấy hài lòng với bài essay qua video của chị, khi chị chia sẻ về khoảnh khắc chị cảm thấy tự hào nhất. Đó là thời điểm chị đến ILIAT, chị gặp những người trẻ đang hăng say làm việc, chị giúp đỡ những bạn học viên viết essay, nói chuyện với các bạn để các bạn hiểu hơn về mục tiêu của mình. Khoảnh khắc ấy là thời điểm chị cảm thấy giá trị nhất. Và tới giờ, khi nhìn lại, chị vẫn cảm thấy rất xúc động khi chị đã dám từ bỏ một sự nghiệp sáng lạn, để theo đuổi những giá trị chị cảm thấy phù hợp hơn. Chị tự hào vì đã nhận ra mình là ai, mình là người như thế nào.

d) Letter of recommendation

e) Interview

Bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn, càng kỹ thì bạn càng dễ thích ứng với người phỏng vấn. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi thường gặp, sau đó tự nhìn nhận lại bản thân như khi viết essay, tập trả lời sẵn để thực tế không bị khớp. Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những giá trị của mình. Chỉ khi bạn thật sự tin vào những câu chuyện bạn kể thì bạn mới có thể trả lời phỏng vấn dễ dàng được.

Trong quá trình phỏng vấn, đừng quá lo lắng hay sợ hãi vì thực chất, đó cũng chỉ là một cuộc trò chuyện để trường có thể hiểu hơn về bạn và cũng là cơ hội để bạn xem mình có thật sự phù hợp với trường. Hãy thoải mái, tự tin thể hiện những giá trị của bạn, cho họ cảm nhận rằng họ đang nói chuyện với một doanh nhân thực sự để tạo ấn tượng với họ.

Cách thứ nhất là bạn chứng minh cho trường thấy bạn đã cải thiện được một điểm nào đó trong bộ hồ sơ của bạn, ví dụ như bạn nâng được điểm GMAT lên 740, và bạn xứng đáng có được mức học bổng cao hơn.

5. Networking thực sự quan trọng

Chị Linh chia sẻ, trải nghiệm apply du học này đã cho chị rất nhiều điều, dạy chị rất nhiều thứ mà trước đây chị không bao giờ nghĩ mình sẽ làm, một trong số đó chính là “reach out” tới những người xa lạ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc trò chuyện với các alumni là một nguồn thông tin vô cùng quan trọng để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về trường, về ngành học. Vì vậy, đừng ngại ngần mà hãy cố gắng mở rộng networking của mình. Như chị Linh có đề cập, mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ, và đã mang đến cho chị một sự thay đổi trong hệ giá trị của bản thân. Chị hiểu rằng bản thân sẽ phát triển khi ở trong một network mà tất cả mọi người cùng phát triển. Để mở rộng network thì rất đơn giản, bạn muốn apply vào trường nào, bạn tìm hiểu thông tin các anh chị đã học trường đó thông qua Facebook, LinkedIn,… Quan trọng là bạn hãy cứ tự tin reach out càng nhiều càng tốt để có thể hiểu trường toàn diện nhất.

Chị Khanh cũng chia sẻ thêm câu chuyện về việc networking của chị. Đó là chị đã có cơ hội gặp bác Dean của trường mà chị theo học, và chị đã nói chuyện hơn 1 tiếng với bác về sự nghiệp của chị, về những mối quan tâm của chị, về kinh nghiệm là việc,… Và bác có để lại một cái note cho hội đồng tuyển sinh rằng bác ấy “highly recommend” profile của chị. Đó cũng là những yếu tố rất quan trọng để hội đồng tuyển sinh đưa ra quyết định có nhận bạn hay không. Vì vậy, nếu bạn thực sự thích một trường, hãy tham gia nhiều các buổi summer recruitment session của trường ấy, bạn sẽ có cơ hội gặp những người trong hội đồng tuyển sinh. Đó là một trải nghiệm thú vị và bổ ích cho bạn khi bạn tìm hiểu về những người sẽ nhận bạn vào trường.

6. Những câu chuyện, kinh nghiệm đáng nhớ

Nếu được quay lại, chị muốn thay đổi điều gì trong hành trình của mình?

Chị Linh chia sẻ, nếu được quay lại, chị sẽ bắt đầu sớm hơn, tại vì việc bắt đầu gấp như thế đã ngăn chị đến nhiều cơ hội khác mà chị mong muốn. Do đó, chị muốn khuyên mọi người nếu đã nhen nhóm việc đi học rồi, thì hãy bắt đầu ngay đi. Hành trình apply du học chắc chắn không đơn giản và nhẹ nhàng nhưng sẽ cho bạn nhiều bài học quý giá. Nếu bạn cảm thấy mơ hồ, hãy cứ quyết tâm bước bước đầu tiên. Một khi đã vượt qua bước đầu rồi, thì mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn, và những bước thứ 2, thứ 3 cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tìm hiểu quá trình apply sớm giúp bạn biết được các trường đang tìm kiếm những ứng viên như thế nào, và bạn có thể cải thiện những gì để đáp ứng các yêu cầu ấy.

Theo chị Khanh, ở Yale rất tự do, đề cao quyền con người và luôn khuyến khích bạn nói về câu chuyện của bản thân, phải có một quan điểm nhất định thì mới được công nhận. Lúc đầu mới đến, chị cảm thấy rất áp lực vì sinh viên châu Á thường không nói nhiều như thế. Nhưng sau 2 năm đi học, chị cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, đến giờ không còn ngại ngùng khi đứng trước CEO của một công ty, hoặc bác Dean của một trường, chị có thể nói từ những chuyện cá nhân cho đến việc chuyên môn. Đó là điều mà chị rất trân trọng khi học ở Yale.

Câu chuyện đáng nhớ nhất khi đi học?

Chị Khanh chia sẻ, trước khi đi học tại Yale, chị không có tham gia thuyết trình nhiều, nhưng chị đã tham gia vào thành lập một câu lạc bộ Debate ở Yale, và chị đã debate với 3 bạn đều có giải quốc tế dù chưa hề có kinh nghiệm. Tất nhiên, ban đầu chị từ chối lời mời của 3 bạn đó, nhưng họ đã động viên, và hướng dẫn chị debate theo cấu trúc quốc tế. Hôm đó chị đã bước lên và debate như một debater trong cuộc thi. Khoảnh khắc ấy chị thực sự tự hào bởi đó là việc mà trước đây chị vẫn sợ nhất. Cái Yale cho chị là chị đã vượt lên khỏi vùng giới hạn của mình, ở Yale mọi người luôn khuyến khích rằng cái gì cũng có lần đầu, và lần đầu luôn khó khăn nhất, nhưng không có nghĩa lần đầu thì không thể làm tốt. Đó là khoảnh khắc mà chị nhớ mãi trong quãng thời gian học tập tại Yale.

Bài viết được tổng hợp lại sau sự kiện “Chinh phục học bổng MBA trường TOP” từ các diễn giả chị Khanh (MBA, Yale School of Management (Ivy League)), chị Linh ( MBA, Darden School of Business (#13 US)).

Mời bạn tham gia cộng đồng GMAT lớn nhất Việt Nam tại: chúng tôi

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng New Zealand Asean

Như các bạn đã biết hồ sơ New Zealand năm nay đã mở đơn online từ 1/2/2018 và sẽ đóng đơn vào ngày 15/3/2018, nên mình hy vọng post này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Mình chia sẻ với tư cách NZAID Scholar 2018, ngành Marketing nên post này có thể hỗ trợ các bạn nói chung và đặc biệt là những ai apply vào ngành Marketing (năm nay vẫn có Marketing trong priority sectors đó các bạn).

1, Kinh nghiệm tìm kiếm thông tin học bổng (học bổng chính phủ nói chung và New Zealand nói riêng)

2, Kinh nghiệm viết hồ sơ online (viết bài luận)

3, Kinh nghiệm cho các vòng test online tiếp theo

4, Kinh nghiệm cho vòng phỏng vấn và các bước sau đó (nếu có)

I. KINH NGHIỆM TÌM KIẾM THÔNG TIN HỌC BỔNG

1, Học bổng chính phủ New Zealand (NZAID/NZAS)

Ngoài học bổng chính phủ New Zealand thì mình còn biết đến một số nguồn học bổng khác như sau:

Học bổng chính phủ Australia (Australia Aid Scholarship – AAS)

Học bổng chính phủ Mỹ (Fulbright Scholarship)

Học bổng chính phủ Nhật (Monbukagakusho: MEXT Scholarship)

Học bổng chính phủ Anh (Chevening UK Scholarship)

Học bổng chính phủ Canada – ASEAN (SEED) (cái này năm nay mới mở nè các bạn)

II. KINH NGHIỆM VIẾT HỒ SƠ ONLINE (Viết bài luận)

Rất nhiều bạn hỏi mình về vấn đề nên chọn ngành gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào cho thuyết phục ? Thực ra mình không có nhiều kinh nghiệm vì hồ sơ này mới là lần thứ 2 mình apply học bổng và cũng là lần đầu tiên apply NZAS nhưng mình sẽ chia sẻ hết những gì mà mình rút ra được nha.

ĐIỀU NÀY MỖI BẠN PHẢI TỰ XÁC ĐỊNH CHO BẢN THÂN MÌNH, KHÔNG AI RÕ BẰNG CÁC BẠN.

Mỗi học bổng chính phủ đều có list priority sectors, trước khi bắt tay vào làm hồ sơ apply các bạn phải tự nghiên cứu thật kỹ lưỡng danh sách này.

Trường hợp lý tưởng nhất: ngành bạn muốn học có luôn trong priority list (như mình).

2, Chọn và phát triển ý tưởng để viết luận săn học bổng

Okie, giờ đến phần quan trọng nhất đây. Khi bạn đã xác định rõ ngành bạn muốn học, giờ là lúc bạn brainstorm về 1 ý tưởng lớn làm thế nào để đóng góp cho VN với kiến thức bạn sẽ được học ở New Zealand.

ĐÂY PHẢI LÀ KEY IDEA QUAN TRỌNG NHẤT CẢ BÀI LUẬN

1 hit ăn tiền đó các bạn. Ý tưởng này mà ngon lành là % lớn các bạn vô đó, nên các bạn tập trung vào điểm này nha. Điều quan trọng phải nhắc đi nhắc lại.

Ngành Marketing ở VN đang trở thành xu hướng ntn ? Quan trọng và cấp thiết đối với nền kinh tế VN ra sao ?

Điều kiện giáo dục và thông tin về ngành Marketing tại VN có thiếu thốn gì mà lại phải ra NZ học ? (Hay chính là ngành MKT tại New Zealand có gì ưu việt hơn VN).

Trong vòng 2-3 năm khi tôi học xong Marketing ở New Zealand và trở về VN thì tôi sẽ đóng góp gì để giải quyết vấn đề mà tôi đã nêu ở trên ?

Ngoài những điều kể trên thì mình có một số lưu ý khác khá quan trọng cho các bạn cho quá trình làm hồ sơ online:

Không viết quá số từ trong mỗi câu luận

Các câu luận nên đc trình bày thật rõ ràng, có mở – thân – kết hoàn chỉnh, mạch lạc. Chỗ nào dài quá thì các bạn xuống dòng để tách ý. Ban xét duyệt học bổng một ngày đọc cả mấy trăm đơn mà cái nào cũng liền tù tì không gạch không phẩy không xuống dòng thì chắc họ cũng đau đầu mà loại luôn mất.

Nên hoàn thành sớm và nộp sớm trc deadline tầm 3-5 ngày để tránh các thể loại lỗi mạng lỗi hệ thống (kiểu nhiều người submit cùng 1 lúc, dễ bị rơi vào frozen system)

Hãy chọn nguyện vọng thật kỹ, vừa tầm với, phù hợp với bản thân – không thì đến lúc chọn trường yêu cầu cao quá lại rớt học bổng chỉ vì trường ko nhận.

III. KINH NGHIỆM CHO CÁC VÒNG TEST ONLINE TIẾP THEO

Nếu các bạn có tìm hiểu trên các diễn đàn chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thi học bổng New Zealand Asean qua các năm thì các bạn sẽ biết rằng sau vòng hồ sơ online còn 2 vòng test online và 1 vòng phỏng vấn trực tiếp nữa trước khi các bạn được ban học bổng New Zeland cấp conditional offer.

Các vòng test online tiếp theo bao gồm 2 lần duyệt hồ sơ và 1 bài kiểm tra trực tuyến. Ở bước này bạn chưa cần làm gì, ban v sẽ tự xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho bạn. Nếu bạn qua được cả 2 vòng xét duyệt này thì chúc mừng, bạn sẽ đến với thử thách tiếp theo: Kiểm tra IQ và EQ trực tuyến.

Luyện tập trước khi làm test trực tuyến: làm thật nhiều sample trên mạng, nhờ bạn bè kiểm tra chéo, luyện đề bấm thời gian,…. Bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra. Cẩn tắc vô áy náy.

IV. KINH NGHIỆM CHO VÒNG PHỎNG VẤN VÀ CÁC BƯỚC SAU ĐÓ

Cuối cùng, nếu như bạn đủ khả năng (và may mắn) vào tới vòng phỏng vấn thì vẫn còn cả 1 thử thách lớn đang chờ bạn. Thông thường các ứng viên sẽ có ~2 tuần để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn trực tiếp.

Một số lưu ý cho các bạn để perform thật tốt:

Chuẩn bị nội dung: Nhiệm vụ của các bạn là check lại toàn bộ hồ sơ của mình xem có lỗ hổng nào không, có điểm nào còn yếu/chưa đủ thuyết phục. Nhiều bạn nghĩ rằng hồ sơ của mình đã rất mạnh, rất tốt rồi và không phải bổ sung/mở rộng gì thêm. Suy nghĩ này là SAI HOÀN TOÀN. Bạn có giỏi đến đâu thì đối thủ của bạn vẫn luôn luôn có thể vượt mặt bạn. Cuối cùng, bạn hãy lên một dàn ý thật hoàn chỉnh cho tất cả những câu hỏi mà bạn có thể nghĩ tới.

Luyện tập phỏng vấn: Sau khi có dàn ý chi tiết, bạn nên diễn tập phỏng vấn và luyện nói thành tiếng nhiều lần để có thể trình bày thật trôi chảy và tự tin. Tốt nhất là bạn kiếm một partner/mentor để đối luyện với mình – họ sẽ cho bạn ý kiến để bạn cải thiện về nội dung và diễn đạt qua từng lần luyện tập.

Trang phục: Mặc những gì làm bạn thấy thoải mái, đừng quá casual là okie. Mỗi người có 1 style và điều đó cũng thể hiện cá tính riêng của bạn. Mình mặc đúng kiểu business woman mặc dù mình trẻ nhất; nhưng có người mặc váy hoa đeo khuyên tai quả kiwi đến phỏng vấn và vẫn đỗ học bổng.

Last but not least, tự tin luôn là yếu tố quyết định

ban quản trị chúng tôi xin chân thành cảm ơn bài chia sẻ rất thực tế của Phạm Ngọc Thùy Linh- NZA 2018- Ngành Marketing.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mext Của Chính Phủ Nhật

Không chỉ có ngành học đa dạng, học bổng MEXT còn có 7 loại học bổng dành cho những đối tượng khác nhau :

Du học sinh Nghiên cứu sinh (Research students)

Du học sinh ngành Đạo tạo giáo viên (Teacher training students)

Du học sinh Đại học (Undergraduate students)

Du học sinh ngành Tiếng Nhật – Văn hóa Nhật Bản (Japanese studies students)

Du học sinh Cao đẳng (College of technology students)

Du học sinh Trung cấp chuyên nghiệp (Special training college students)

Du học sinh Học bổng Lãnh đạo trẻ (Young Leaders’ Program – YLP students)

Sinh viên nhận học bổng MEXT sẽ được chính phủ chi trả “tất tần tật” các khoản chi phí cần thiết cho quá trình học của mình, bao gồm vé máy bay khứ hồi, học phí, sinh hoạt phí hằng tháng (từ 117.000 yên đến 147.000 yên tùy theo chương trình học).

Những hình thức xin học bổng MEXT

Có hai cách để xin học bổng MEXT:

Thông qua Đại sứ quán tiến cử (Embassy recommendation)

Thông qua trường Đại học tiến cử (University recommendation)

Đối với hình thức thông qua Đại sứ quán tiến cử, ứng viên phải gửi hồ sơ xin học bổng trực tiếp đến Đại sứ quán thuộc nước sở tại (Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam). Sau khi vượt qua các vòng thi bắt buộc, hồ sơ của ứng viên sẽ được Đại sứ quán tiến cử đến MEXT để tiến hành tuyển chọn, và nhận được kết quả sau 3 hoặc 4 tháng. Thời gian thông báo tuyển sinh học bổng tại Việt Nam vào khoảng cuối tháng 5, với kết quả thông báo từ khoảng đầu tháng 12 đến tháng 1 tùy chương trình học.

Đối với hình thức thông qua trường Đại học tiếng cử, ứng viên đăng ký trực tiếp theo chương trình và yêu cầu của từng trường Đại học tại Nhật Bản. Tùy theo cơ chế tuyển sinh và chế độ của trường có tiến cử sinh viên nhận Học bổng MEXT hay không, trường sẽ chọn ra những hồ sơ xuất sắc nhất để tiến cử trực tiếp lên Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản để tiến hành tuyển chọn.

3 bước quan trọng trong quá trình xin học bổng

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ ấn tượng

Cũng như bao học bổng khác, một bộ hồ sơ “chất như nước cất”, mang đậm dấu ấn cá nhân sẽ là “quân át chủ bài” đưa bạn đến với thành công. Bạn K. – Du học sinh ngành Giáo dục tại trường Đại học Tsukuba chia sẻ: “Việc chuẩn bị hồ sơ không phải là chuyện một sớm một chiều, mình muốn gửi lời khuyên đến các “kouhai” rằng: Hãy cố gắng duy trì bảng điểm đẹp, ôn tập và tham dự các kì thi chuẩn hóa như IELTS, JLPT, EJU ngay khi có thể!”

Bên cạnh điểm số và khả năng ngoại ngữ, những lá thư giới thiệu tốt, các chứng chỉ hoạt động ngoại khóa cũng như phần trình bày mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng, mạnh lạc cũng là cơ hội tốt giúp bạn “đánh bóng” bộ hồ sơ MEXT của mình.

Bước 2: Ôn gì cho kì thi viết?

Sau khi bước qua vòng tuyển chọn hồ sơ, thí sinh ứng tuyển bậc Đại học sẽ phải tham dự kì thi viết được đánh giá là hết sức “khó nhằn” với ba môn Toán (A), Tiếng Nhật, Tiếng Anh đối với khối Xã hội và Toán (B), Hóa, Lý/ Sinh đối với khối Tự nhiên.

Bạn Thái Đôn (20 tuổi, Đại học Osaka) chia sẻ về kinh nghiệm “phá đảo” đề thi Toán khối Tự nhiên của mình: “Ngoài việc chuẩn bị một nền tảng kiến thức vững vàng trong năm tháng Phổ thông, những kinh nghiệm, kĩ năng góp nhặt được từ việc giải đề là vô cùng quan trọng. Không chỉ là đề thi MEXT các năm trước, mình còn chịu khó “săn lùng” thêm các dạng bài từ đề EJU môn Toán, đề thi Senta – kì thi Đại học của các bạn học sinh cấp 3 tại Nhật.”

Bước 3: Tự tin bước vào vòng phỏng vấn

Các năm gần đây, vòng phỏng vấn thường được tổ chức tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Giữa hội trường thi trang trọng và các thầy cô giám khảo khó tính đến thế, việc giữ vững tinh thần thoải mái để thể hiện bản thân mình chắc hẳn không hề dễ dàng phải không nào?

Nói về trải nghiệm tại vòng Phỏng vấn học bổng MEXT năm 2018 của mình, bạn Thu Hà đến từ Hà Nội cho rằng chiếc “chìa khóa” của một buổi phỏng vấn thành công nằm ở việc bạn có thể là bản thân đến đâu, cũng như có thật sự hiểu rõ về chính mình hay không. Bạn Thu Hà cũng chia sẻ rằng: “Nên đọc kĩ những gì đã trình bày trong vòng hồ sơ, bởi các vị giám khảo thường hỏi kĩ về những điều mình đã viết. Nếu viết rồi mà quên thì ngại lắm!”.

chúng tôi

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nộp Học Bổng Adb

Đăng bởi Admin / 18/04/2016 – Theo scholarshipplanet.info

Chùa Kinkaku ji, Kyoto

Trước hết, mình xin được giới thiệu: học bổng ADB do ngân hàng phát triển châu Á tài trợ dành cho các nước đang phát triển theo học tại các nước có trong danh sách của ADB. Các bạn vào trang web này để đọc về nội dung học bổng nhé: ADB . Các lĩnh vực trong chương trình đào tạo bao gồm các ngành:

economics, management, health, education, agriculture, environment, natural resource management, science and technology, other development-related fields.

Trình tự xin học bổng là (đối với cá nhân người viết, cũng có thể áp dụng trong đa số trường hợp):

– Bước 1: Xác nhận xem bạn có đủ điều kiện apply học bổng ADB-JSP tại ADB website (http://www.adb.org/JSP/faq.asp#eligibility)

– Bước 2: Tìm giáo sư nghiên cứu

– Bước3: Nộp hồ sơ lên Khoa đào tạo (ví dụ là: Division of Environmental Studies or GPSS) (vào khoảng tháng 12 hàng năm)

– Bước 4: Trường ĐH sẽ xét tuyển xem bạn có đủ điều kiện (tháng 01)

– Bước 5: Chỉ những thí sinh đủ tiêu chuẩn mới được nộp học bổng ADB qua trường

– Bước 6: Nếu được nhận sẽ nhập học vào tháng 10

Như trường Tokyo mình bắt đầu liên hệ từ tháng 10, đến tháng 12 bắt đầu nộp hồ sơ tháng 3 có kq sơ bộ để được gửi lên ADB (một khi bạn được trường đề cử trong danh sách lên ADB coi như bạn đã trúng học bổng này vì mỗi khoa có chỉ tiêu mà), tháng 4 thì có kết quả chính thức, sau đó trường (cụ thể là khoa) sẽ liên hệ hướng dẫn thủ tục để tháng 10 nhập học. Các bạn lưu ý là có thể có trường ban đầu cho gửi bản scan nhưng có trường nộp hồ sơ lúc đầu chỉ nhận bản cứng gửi qua đường bưu điện (mình nộp bản cứng ), các bạn nên chủ động thời gian nên chuyển phát nhanh trong vòng 1 tuần (cũng tốn kém đấy) sẽ đến được, khi trường nhận được rồi thì sẽ gửi mail cho bạn là họ đã nhận được. Trong quá trình từng bước nộp hồ sơ, mỗi khi nhận được thông báo của trường mình đều reply ngay và trước thời hạn họ quy định nên có kết quả rất nhanh (họ coi mình nhiệt tình trong việc xin học bổng: như mail thông báo thì đầu tháng 5 mình mới có kết quả nhưng mình đều nộp hồ sơ sớm sau mỗi bước nên đến giữa tháng 4 mình đã có kết quả tức là sớm hơn nửa tháng).”

Vậy đó, chìa khóa nộp học bổng luôn là tìm hiểu kĩ, và be proactive!

Theo Scholarship planet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mba Trường Top Tại Mỹ (Yale, Darden) trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!