Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Trúc Đề Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh &Amp; Cách Ôn Luyện mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cấu trúc cơ bản của đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
Đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút bao gồm các dạng như sau:
Dạng câu hỏi về phát âm (Pronunciation)
Dạng câu hỏi phát âm sẽ cho bạn 4 từ và mỗi từ sẽ được gạch dưới ở mỗi âm, 3 trong 4 từ đó sẽ có phần được gạch chân đọc giống nhau. Nhiệm vụ của các bạn là tìm từ có phần phát âm khác so với 3 từ còn lại. Số lượng các âm có thể ra đề là rất nhiều nên bạn cần ôn lại cách phát âm của tất cả những từ mà bạn đã học được trong SGK, đặc biệt là trong SGK Tiếng Anh lớp 12. Ở mỗi Unit, bạn hãy chú ý đến phần “pronunciation” ở mục E. Language Focus.
Dạng câu hỏi về trọng âm (Primary stress)
Dạng câu hỏi về trọng âm sẽ cho bạn 4 từ, trong đó có 3 từ có trọng âm nằm ở 1 vị trí trong từ giống nhau. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ có trọng âm nằm ở vị trí khác so với 3 từ còn lại. Cụ thể, nếu 3 từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, từ còn lại rơi vào âm tiết đầu tiên thì bạn sẽ chọn từ có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Tuy nhiên, đề thi không giới hạn số âm tiết trong từ, vì thế cách ôn tập đúng và đầy đủ nhất cho dạng câu hỏi này là rà soát lại phát âm cho tất cả các từ mà bạn đã học trong SGK, đặc biệt là năm lớp 12.
Dạng câu hỏi về từ vựng
Dạng câu hỏi về từ vựng sẽ cho bạn một câu với một khoảng trống. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Những câu hỏi này là phần kiểm tra từ vựng vì bạn phải biết nghĩa của các từ lựa chọn thì mới điền đúng được. Dạng câu hỏi về từ vựng tương đối khó vì nó kiểm tra trực tiếp vốn từ vựng của bạn. Bạn cũng có thể đoán nhưng nhìn chung ngữ cảnh để đoán khá hạn hẹp.
Cách tốt nhất cho phần này là học thật nhiều từ, cụm từ xuất hiện cả 4 phần trong SGK (nghe, nói, đọc và viết). Với mỗi từ, cụm từ, không chỉ học nghĩa mà còn học cách phát âm của từ và cách sử dụng từ. Nếu học như vậy, các bạn sẽ có thể làm tốt không chỉ dạng câu hỏi về từ vựng mà còn cả dạng câu hỏi về phát âm và trọng âm đã đề cập ở trên.
Dạng câu hỏi về ngữ pháp
Dạng câu hỏi về ngữ pháp sẽ giống format với dạng câu hỏi từ vựng. Bạn sẽ được cho một câu với một khoảng trống, bạn cần chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Khác với phần từ vựng, những câu hỏi ở phần ngữ pháp sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về ngữ pháp cơ bản và nâng cao. Để chuẩn bị tốt cho phần này, bạn cần chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong các phần ở mỗi Unit. Đặc biệt bạn cần làm kỹ các phần về ngữ pháp được đề cập trong mục “Grammar” ở phần E.Language Focus trong SGK Tiếng Anh 12.
Dạng câu hỏi về tìm từ gần nghĩa nhất (Closet-meaning word)
Dạng từ gần nghĩa nhất cho bạn một câu trong đó có 1 từ/ 1 cụm từ được gạch chân. Nhiệm vụ của bạn là chọn 1 đáp án có nghĩa gần nhất với từ hay cụm từ được gạch chân. Đây là dạng câu hỏi rất trực tiếp về từ vựng, khác với dạng kiểm tra từ vựng mà chúng ta đã đề cập ở trên, dạng câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra độ hiểu biết của bạn đề một từ nào đó, không chỉ về nghĩa mà còn là những từ có nghĩa tương đồng với từ đó.
Dạng câu hỏi về tìm từ trái nghĩa (Antonyms)
Cũng giống như dạng câu hỏi Từ đồng nghĩa, nhưng ở dạng câu hỏi Từ trái nghĩa bạn phải chọn từ có nghĩa trái với từ hay cụm từ được gạch dưới trong câu.
Dạng câu hỏi về Chức năng giao tiếp
Dạng câu hỏi về tìm lỗi sai
Dạng câu hỏi tìm lỗi sai sẽ cho bạn 1 câu Tiếng Anh trong đó có 4 từ hay cụm từ được gạch dưới. Một trong 4 phần được gạch dưới đó có lỗi sai, còn 3 phần còn lại không có lỗi. Nhiệm vụ của bạn là chọn lựa chọn tương ứng với phần có lỗi sai, những lỗi sai này có thể lỗi về từ vựng hay ngữ pháp. Các sĩ tử rất dễ bị đánh lừa hoặc bị phân vân giữa các đáp án với nhau, vậy nên hãy tỉnh táo khi lựa chọn đáp án để không bị mất điểm vào những chỗ không nên bị mất như thế.
Dạng câu hỏi nối 2 câu thành 1 (Sentences combination)
Dạng câu hỏi nối câu sẽ cho bạn 2 câu, nhiệm vụ của bạn là lựa chọn diễn đạt đúng và đầy đủ nhất ý của 2 câu được cho.
Dạng câu hỏi chọn câu gần nghĩa nhất (Closest – meaning sentence)
Các bạn lưu ý rằng đây là dạng câu hỏi chọn CÂU, không phải chọn TỪ, vì vật nhiệm vụ của bạn là chọn 1 trong 4 câu gần nghĩa nhất với câu đã được cho. Muốn lấy điểm được phần này bạn cần nắm vững ngữ pháp và thành thạo trong việc viết lại câu. Trong quá trình học ngữ pháp bạn cũng nên luyện viết câu của dạng ngữ pháp ấy, điều đó vừa giúp bạn vững ngữ pháp vừ giúp bạn lấy trọn điểm của phần Chọn câu gần nghĩa.
Dạng câu điền từ vào chỗ trống
Dạng câu hỏi này sẽ cho bạn 1 đoạn văn và một số chỗ trống, với mỗi chỗ trống ấy bạn cần lựa chọn 1 trong 4 đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Các bạn rất dễ làm sai và để mất thời gian ở phần này, bởi đa số các từ các bạn đều biết nghĩa của nó nhưng lại không biết chọn đáp án nào mới hợp lí. Cách tốt nhất khi gặp trường hợp này đó là nên loại trừ các đáp án có phần trăm đúng ít nhất, sau khi hoàn thành bài thi đến câu cuối cùng thì quay lại tiếp tục suy nghĩ với các đáp án chưa bị loại trừ.
Dạng câu hỏi đọc hiểu
Bài đọc thứ nhất gồm 5 câu hỏi: Đây là bài đọc để thí sinh “gỡ điểm” vì nội dung bài đọc dễ hiểu và câu hỏi không quá khó để suy luận, thường thì đáp án sẽ được nằm ngay trong nội dung bài đọc để thí sinh có thể dễ dàng tìm thấy.
Bài đọc thứ 2 gồm 8 câu hỏi: Nội dung bài đọc dài hơn so với bài đọc thứ nhất và có nhiều từ mới hơn, các bạn khó có thể hiểu được hết nghĩa của các từ mới đó và cần phải vừa đọc kết hợp với sự suy luận, đoán nội dung bài đọc. Đây là bài đọc khó và mang tính phân loại, muốn lấy trọn điểm phần này các bạn phải dành thời gian dài cho việc luyện đề đọc hiểu và học từ vựng nhiều nhất có thể.
2. Cách ôn luyện môn Tiếng Anh hiệu quả vào giai đoạn cuối
Không nên làm quá nhiều đề
Đề thi chỉ là đề tham khảo, không thể lấy nó thay cho các kiểu học khác được. Ngoài làm đề, các bạn cần học lẻ tẻ các chuyên đề riêng nữa, ưu tiên nắm vững ngữ pháp phổ biến và yếu phần nào thì nên ôn phần đấy trước.
Ưu tiên học trong sách giáo khoa
Xu hướng giao đề hiện nay của Bộ giáo dục là nằm trong sách giáo khoa nhằm mục đích giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Sắp xếp thời gian học hợp lý
Cái chúng ta cần là chất lượng kiến thức nạp vào đầu chứ không phải số lượng được học. Nên học 2-3 tiếng/ 1 ngày đối với môn Tiếng anh và chia làm 2 ca học, cùng với việc ngủ sớm dậy sớm và dành thời gian cho các môn khác nữa.
Học với người cùng chí hướng
Thường các bạn sẽ cảm thấy rất áp lực vì việc ôn thi, nhưng khi tìm được một người bạn có chung chí hướng và cùng nhau ôn luyện tiến tới một mục tiêu giống nhau thì bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực để phấn đấu hơn.
Học cùng gia sư tại nhà
Tóm lại, Tiếng Anh là một môn học quan trọng không chỉ dùng để xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho việc học đại học và đi làm sau này. Học tiếng anh là cả một quá trình ôn luyện và nỗ lực hết mình, các bạn sẽ cảm thấy thích thú nếu dành tình yêu và niềm đam mê cho nó. Ngoài ra, việc lựa chọn cách học Tiếng Anh đóng vai trò nhất định, có thể tự học, tìm gia sư… là quyết định của mỗi bạn, miễn sao mang lại hiệu quả cao.
3. Một số điều cần lưu ý trong quá trình làm bài thi
Kiểm tra kỹ đề trước khi làm
Đề thi phải đảm bảo đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng 1 mã.
Làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Không làm trực tiếp vào đề thi, làm đến đâu tô đáp án đến đó, không để cuối giời mới tô tránh việc không tô kịp và chỉ dùng bút chì để tô đáp án.
Phải làm đủ thời gian
Chỉ nên dành trung bình từ 45 giây đến 1 phút cho 1 câu. Không để sót câu hỏi, dễ làm trước và khó làm sau.
Soát lại bài làm
Mục đích nhằm tránh để mất điểm ngớ ngẩn vào những câu không đáng.
♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Xã hội
♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Tự nhiên
Cấu Trúc Đề Thi Thpt Môn Tiếng Anh 2022
“ITPLUS ACADEMY” HỢP TÁC CÙNG “HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG” THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2020 CÁC CHƯƠNG TRÌNH: 1. Lập Trình Ứng Dụng 2. Thiết Kế Đồ Họa Chuyên Nghiệp 3. Quay Dựng Phim Và Biên Tập Video 4. Thiết Kế Và Diễn Họa Nội Thất
1. Xét Tuyển Kết Quả Thi THPT 2020
3. Xét Tuyển Theo Kết Quả Thi Đánh Giá Năng Lực Của ITPlus
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, kỳ thi THPT Quốc gia 2020 tiếp tục giữ ổn định như năm 2019. Do vậy, đối với môn Tiếng Anh, hình thức làm bài cho các thí sinh vẫn là tô đáp án trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 60 phút với 50 câu hỏi ở các dạng bài khác nhau, mức độ từ dễ đến khó. Trong đề thi, các phần kiến thức sẽ được kiểm tra bao gồm ngữ âm, ngữ pháp – từ vựng, từ – ngữ thể hiện chức năng giao tiếp, kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Để đạt được điểm tốt yêu cầu thí sinh cần hiểu rõ và có khả năng vận dụng được những gì đã học.
Điều quan trọng nhất các em cần lưu ý đối với phần này chính là nắm thật chắc các quy tắc phát âm cũng như cách nhấn trọng âm của từ. Thông thường 4 câu hỏi dành cho dạng này sẽ rất đơn giản, từ vựng nằm đa số nằm trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà vẫn phải xem lại thật kỹ để tránh bị lừa hay mắc phải sai sót không đáng có.
Chiếm tổng số 5/50 câu tức là 10% lượng câu hỏi cả bài, phần này bao gồm 2 dạng chính là nối 2 câu thành 1 và chọn câu gần nghĩa với câu cho sẵn. Vì vậy, nó đòi hỏi các em phải nắm chắc kiến thức ngữ pháp về các cách diễn đạt câu khác nhau hay liên từ nào cần sử dụng. Hãy cẩn thận đọc kỹ các đáp án rồi quyết định lựa chọn vì độ nhiễu của chúng là rất cao đấy!
Phân Tích Cấu Trúc Đề Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Hóa
Nhằm giúp thí sinh ôn thi THPT quốc gia 2020 môn Hóa thuận lợi, các chuyên gia phân tích cấu trúc đề thi môn Hóa và chia sẻ một số bí quyết để học tốt môn này.
Phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2020 môn Hóa
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, môn Hóa là môn thi thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 về cơ bản vẫn ổn định như năm 2019. Năm nay Bộ không công bố đề thi minh họa nên học sinh có thể căn cứ theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2019 để lên kế hoạch ôn tập phù hợp.
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2020 môn Hóa.
Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn thi môn Hóa thuận lợi, ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ cấu trúc đề thi môn Hóa năm 2019 do các chuyên gia phân tích. Căn cứ vào đó, các em học sinh lên kế hoạch ôn tập cho mình.
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2020 môn Hóa.
Kinh nghiệm học tốt và đạt điểm cao môn Hóa
Cô Thu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, môn Hóa là môn học có lượng kiến thức khá nhiều nhưng các dạng bài tập (dạng Toán) thì có thể ít hơn so với môn Toán và môn Lý, học sinh nắm vững tính chất hóa học của nguyên tố và các phản ứng hóa học đặc trưng thì môn Hóa cũng không phải là quá khó nhằn.
Theo chia sẻ của các giáo viên, để học tốt môn Hóa và làm bài thi đạt điểm cao, học sinh cần nắm vững lý thuyết, có kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình,…).
Học sinh có thể áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức sẽ giúp học sinh ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp các em dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là học sinh có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, thí sinh có thể ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.
Ngoài ra, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý thí sinh một điều rất quan trọng là phải làm thật nhiều bài tập để rèn kỹ năng làm bài, gia tăng tốc độ làm bài.
Nguồn: chúng tôi tổng hợp.
Cấu Trúc Đề Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Văn Và Các Môn Xã Hội
Cập nhật: 05/04/2019
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Bộ đề thi tham khảo các môn thi THPT quốc gia 2019, trường trung cấp Trường Sơn bmt đã tổng hợp lại cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Văn và các môn xã hội khác để giúp các bạn thí sinh có thể nắm bắt được những phần cần chú trọng ôn tập, từ đó tìm ra được cho mình một phương pháp học tập tốt, hiệu quả và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.
Các bạn thí sinh cần nắm chắc cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 để ôn luyện thật tốt.
1. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Văn
So với cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2018 thì đề thi tham khảo môn Ngữ văn không có sự thay đổi nào về câu trúc đề thi cũng như thời gian làm bài. Cụ thể, t rong kỳ thi THPT quốc gia 2019 thì môn Văn được thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 120 phút. G ồm 2 phần là: Đọc hiểu và Làm văn. Cụ thể, phần đọc hiểu chiếm 30% còn phần làm văn sẽ chiếm 70% tổng số điểm bài thi.
– Phần đọc hiểu: Phần này sẽ có m ột đoạn trích thuộc lĩnh vực xã hội và 4 câu hỏi nhỏ đi kèm được sắp xếp theo thứ tự từ nhận biết kiến thức cho đến vận dụng. Trong đó:
Câu 1 là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học đòi hỏi sĩ tử cần nắm rõ về phương thức biểu đạt cũng như phong cách ngôn ngữ.
Câu 2 là câu yêu cầu thí sinh vận dụng khả năng đọc hiểu của mình để đưa ra sự phân tích.
Câu 3 thường ở dạng: Vì sao sao tác giả cho rằng (ý kiến)? Ở câu hỏi này đòi hỏi các bạn thí sinh phải phân tích, nhận định một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Câu 4 là câu sẽ kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của thí sinh vào thực hành, đồng thời các bạn rút ra được cho mình những bài học gì từ vấn đề cần nêu trên.
Theo như đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không có nội dung kiến thức của chương trình lớp 11 và lớp 10 tuy nhiên các bạn vẫn phải chú ý ôn tập thêm thật kỹ để tránh bị động, bối rối nếu gặp phải trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
2. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lý
Theo đề thi tham khảo môn Địa lý mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thì đề thi THPT quốc gia môn Địa lý 2019 sẽ bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài là 50 phút. So với năm 2018 thì đề thi tham khảo 2019 được đánh giá là dễ dàng hơn. Những câu hỏi khó sẽ thường tập trung vào hai chuyên đề: Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế.
Trong đó, nội dung đề thi sẽ bao gồm kiến thức lớp 11 và kiến thức lớp 12. Cụ thể hơn tỷ lệ câu hỏi kiến thức lớp 12 chiếm 90% (23 câu lý thuyết + 13 câu thực hành), kiến thức lớp 11 chiếm 10% (2 câu lý thuyết + 2 câu thực hành).
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lý được khái quát dưới bảng sau đây:
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lý.
3. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Lịch Sử
Được biết theo như đánh giá của các giáo viên thì đề thi thử môn Lịch sử năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không quá khó so với các thí sinh và nó hoàn toàn phù hợp về mức độ kiến thức của các em với tỷ lệ các câu hỏi khó giảm hẳn 15%. Đặc biệt trong đề thi tham khảo không xuất hiện câu hỏi đòi hỏi sự liên hệ thực tiễn cũng như loại bỏ hẳn dạng bài yêu cầu ghi nhớ các mốc sự kiện lịch sử dài và vô cùng khó nhớ. Đây là điều giúp thí sinh có thể lấy được điểm cao ở bộ môn này nếu như có sự ôn luyện tập trung và cố gắng khi làm bài.
Trong đó, tỷ lệ câu hỏi của phần kiến thức lớp 11 chiếm 12.5% còn câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 là 87.5% và không xuất hiện nội dung kiến thức lớp 10. Nhưng từ câu 35 đến câu 40 là những câu hỏi cực khó với mục đích chính là phân loại thí sinh.
Các câu hỏi trong đề thi vẫn được sắp xếp từ dễ đến khó nhưng mức độ khó chỉ là tương đối và nó phù hợp với lượng kiến thức thí sinh được học trên lớp. Cụ thể như sau:
C ác câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng và nó xuất hiện ở chuyên đề Việt Nam (1858 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917);
Lịch sử thế giới bao gồm 6 chuyên đề: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941); Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Liên bang Nga (1991 – 2000)…
Lịch sử Việt Nam cũng có 6 chuyên đề: Việt Nam từ 1858 – 1918; Việt Nam từ năm 1919 – 1930. Việt Nam từ năm 1930 – 1945; Việt Nam từ năm 1945 – 1954; Việt Nam từ năm 1954 – 1975; Việt Nam từ năm 1975 – 2000.
Kiến thức theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Lịch sử.4. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân
Theo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Giáo dục công dân thì nội dung sẽ nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12, cụ thể kiến thức lớp 12 chiếm 90% với 36 câu và kiến thức lớp 11 chiếm 10% với 4 câu. Được biết đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ để thí sinh có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Bên cạnh đó thì đề thi thử năm 2019 có những câu hỏi khó tập trung vào chuyên đề: Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội và Thực hiện pháp luật. Đối với những câu hỏi khó thì đòi hỏi các bạn thí sinh không được chủ quan mà phải ôn luyện thật kỹ để trả lời câu hỏi vào đúng trọng tâm vấn đề, tránh lạc đề. Các bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đạt điểm cao ở môn này nếu như có sự ôn tập cẩn thận và không được chủ quan.
Kiến thức theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Trúc Đề Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh &Amp; Cách Ôn Luyện trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!