Đề Xuất 3/2023 # Bài Tập Vật Lý 11 – Chương Dòng Điện Không Đổi # Top 11 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài Tập Vật Lý 11 – Chương Dòng Điện Không Đổi # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Tập Vật Lý 11 – Chương Dòng Điện Không Đổi mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hôm nay Kiến Guru sẽ chia sẻ với mọi người về bài tập vật lý 11 – chương dòng điện không đổi.

Nào giờ chúng ta cùng bắt đầu.

I. Phần câu hỏi bài tập Vật Lý 11

.

Chúng ta cùng tiếp tục loạt bài viết về bài tập vật lý lớp 11 với bài tập dòng điện không đổi lớp 11.

1. Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điệncó hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị bằng bao nhiêu ?

2. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1(Ω) được mắc với điện trở 4,8(Ω) thành mạch kín. Khi đóhiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V).a. Xác định suất điện động của nguồn điện ?b. Tìm công của nguồn điện thực hiện trong thời gian 10 phútc. Tìm hiệu suất của bộ nguồn điện

3. Một nguồn điện có suất điện động ξ = 6(V), điện trở trong r = 2(Ω), mạch ngoài có điện trở R.Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4(W).a. Tìm giá trị của điện trở Rb. Tìm công của nguồn điện thực hiện trong thời gian 1 phútc. Tìm hiệu suất của bộ nguồn điện.

4. Một nguồn điện có suất điện động ξ = 6 (V), điện trở trong r = 2(Ω), mạch ngoài có điện trở R.a. Xác định R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất ?b. Tìm giá trị công suất mạch ngoài cực đại ?

5. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế (U) giữa hai cực nguồn điện là 12  (V). Suất điện động của nguồn điện là bao nhiêu?

6. Người ta mắc hai cực của nguồn điện vào một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến dương vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện (I) trong mạch là 2(A) thì hiệu điện thế (U) giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện sẽ là bao nhiêu?

7. Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điệnđộng 30V, điện trở trong 2,5Ω. R1 = 10Ω , R2 = R3 = 5Ω.

a. Tính điện trở ngoài của mạch điện trên ?b. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch?c. Tính hiệu điện thế ở 2 đầu điện trở R1 ?d. Cường độ dòng điện chạy qua R2 có giá trị bằng bao nhiêu?e. Tình nhiệt lượng tỏa ra trên R3 sau thời gian 5 phút ?

8. Cho mạch điện gồm 1 điện trở R1 = 6Ω, đèn ghi 12V- 6W, biến trở Rb = 6Ω. Nguồn điện có suất điện động 24V, điện trở trong 1,2Ω.

a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch ?b. Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 ?c. Nhận xét độ sáng của đèn ?d. Nhiệt lượng tỏa ra trên Rb trong thời gian là 2 phút ?

9. Cho mạch điện gồm 1 điện trở R1 = 12Ω, đèn ghi 12V – 6W, biến trở Rb = 10Ω. Nguồn điệncó suất điện động 36V, điện trở trong 2Ω. Các dụng cụ trên được mắc như hình vẽ.a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch ?b. Hãy cho biết lúc này đèn sáng như thế nào? Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 5 phút ?c. Tìm giá trị của Rb để đèn sáng bình thường ?

II. Phần đáp án bài tập Vật Lý 11

1. ĐS : 200Ω

2. ĐS: ξ= 12,25V, A=18375J, H=97,96%

3. ĐS: R=1Ω, A=720J, H=33,33%

R=4Ω, A= 360J, H=66,67%

4. ĐS: R=2Ω, P=4,5W

5. Cường độ dòng điện trong mạch sẽ là 

Suất điện động của nguồn điện sẽ là E = IR + Ir = U + Ir = 12 + 2,5.0,1 = 12,25 (V).

6. Hướng dẫn:

Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Suy ra suất điện động của nguồn điện là E = 4,5 (V).

Áp dụng công thức E = U + Ir với I = 2 (A) và U = 4 (V) ta tính được điện trở trong của nguồn điện là r = 0,25 (Ω).

7. ĐS: R = 12,5Ω ; I = 2A; U1 = 20V; I2 = 1A; Q3 = 1500J

8. ĐS: I = 2A; U1 = 12V; Q = 1843,2 (J)

9. ĐS: I = 1,8A; Q1 = 5184J; Rb = 14Ω

Như vậy chúng ta đã đi qua bài viết về bài tập vật lý 11 của lần này, mong rằng bài viết đã đem đến cho các bạn nhiều kiến thức.

Hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết tiếp theo của Kiến Guru.

Lý Thuyết &Amp; 300 Bài Tập Vật Lí 8 (Có Đáp Án)

Giới thiệu về Lý thuyết & 300 Bài tập Vật Lí 8 (có đáp án)

Bài 1: Chuyển động cơ học Bài 2: Vận tốc Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều Bài 4: Biểu diễn lực Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính Bài 6: Lực ma sát Bài 7: Áp suất Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Bài 9: Áp suất khí quyển Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét Bài 12: Sự nổi Bài 13: Công cơ học Bài 14: Định luật về công Bài 15: Công suất Bài 16: Cơ năng Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Tổng kết chương 1: Cơ học

Chương 2: Nhiệt học

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Bài 21: Nhiệt năng Bài 22: Dẫn nhiệt Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt Bài 28: Động cơ nhiệt Tổng kết chương 2: Nhiệt học

Bài 1: Chuyển động cơ họcBài 2: Vận tốcBài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đềuBài 4: Biểu diễn lựcBài 5: Sự cân bằng lực – Quán tínhBài 6: Lực ma sátBài 7: Áp suấtBài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhauBài 9: Áp suất khí quyểnBài 10: Lực đẩy Ác-si-métBài 12: Sự nổiBài 13: Công cơ họcBài 14: Định luật về côngBài 15: Công suấtBài 16: Cơ năngBài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năngTổng kết chương 1: Cơ họcBài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?Bài 21: Nhiệt năngBài 22: Dẫn nhiệtBài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệtBài 24: Công thức tính nhiệt lượngBài 25: Phương trình cân bằng nhiệtBài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệuBài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệtBài 28: Động cơ nhiệtTổng kết chương 2: Nhiệt học

28 Bài Tập Trắc Nghiệm Truyền Tải Điện Năng

Câu 1: Trạm phát điện truyền đi công suất 550 kW, điện áp nơi phát bằng 10 kV. Muốn độ giảm điện áp trên dây tải không vượt quá 10% điện áp nơi phát thì điện trở của dây tải điện không được vượt quá giá trị:

A. 18 Ω      B. 11 Ω

C. 55 Ω      D. 5,5 Ω

Hiển thị đáp án

– Công suất hao phí là:

Chọn đáp án A

Câu 2: Một học sinh quấn một máy biến áp với lõi sắt không phân nhánh, có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp hai lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 1,9 U. Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn thứ cấp có 50 vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây trong đó. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp này là:

A. 1900 vòng      B. 3000 vòng

C. 1950 vòng      D. 2900 vòng

Hiển thị đáp án

– Ta có: N2 = 2N1.

– Vì cuộn thứ cấp có 50 vòng dây quấn ngược, nên ta có phương trình:

⇒ Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp là 3000 vòng.

Chọn đáp án B

Câu 3: Điện năng được tải từ một máy phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở R = 50 Ω. Biết điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp máy hạ thế lần lượt là U1 = 2000 V, U2 = 200 V. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp máy hạ thế I2 = 200A. Hiệu suất truyền tải điện là:

A. 85%      B. 90%

C. 87%      D. 95%

Hiển thị đáp án

– Cường độ dòng điện chạy trong dây tải chính là cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp của máy hạ thế.

– Ta có:

– Hiệu suất truyền tải điện là:

Chọn đáp án C

Câu 4: Có hai máy biến áp lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí) các cuộn sơ cáp có cùng số vòng dây nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau.

+ Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy thứ nhất thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp để hở của máy đó là 1,5.

+ Khi đạt điện áp xoay chiều nói trên vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy thứ hai thì tỉ số đó là 2.

+ Khi cùng thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp của mỗi máy 50 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của hai máy là bằng nhau.

– Số vòng dây của cuộn sơ cấp mỗi máy là:

A. 100 vòng      B. 150 vòng

C. 250 vòng      D. 200 vòng

Hiển thị đáp án

– Gọi số vòng dây cuộn sơ cấp là N, cuộn thứ cấp của máy 1 là N1, cuộn thứ cấp của máy 2 là N2.

– Theo đề bài ta có:

– Để hai tỉ số trên bằng nhau ta phải tăng N1 và giảm N2. Do đó:

Chọn đáp án D

Câu 5: Nguời ta cần truyền đi xa một công suất điện 1 MW dưới điện áp 6 kV, mạch có hệ số công suất cosφ = 0,9. Để hiệu suất truyền tải điện không nhỏ hơn 80% thì điện trở R của đường dây phải thỏa mãn:

A. R ≤ 5,8 Ω      B. R ≤ 3,6 Ω

C. R ≤ 36 Ω      D. R ≤ 72 Ω

Hiển thị đáp án

– Để tỉ lệ hao phí không quá 20%.

Chọn đáp án A

Câu 6: Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là H. Giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng tăng công suất truyền tải lên k lần thì công suất hao phí trên đường dây tải điện là:

Hiển thị đáp án

– Ta có:

– Khi tăng công suất truyền tải lên P’ = k.P thì công suất hao phí:

Chọn đáp án B

Câu 7: Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là 90%. Nếu giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng giảm công suất truyền tải đi 2 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là:

A. 80%      B. 85%

C. 90%      D. 95%

Hiển thị đáp án

– Ta có:

– Nếu giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng giảm công suất truyền tải đi 2 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là:

Chọn đáp án D

Câu 8: Một đường dây có điện trở R = 2 Ω, dẫn một dòng điện xoay chiều một pha từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng ở nguồn điện lúc phát ra là 5000 V, công suất cần truyền tải là 500 kW. Hệ số công suất của mạch điện là 0,8. Có bao nhiêu phần trăm công suất bị mất trên đường dây do tỏa nhiệt?

A. 6,25%      B. 10%

C. 3,25%      D. 8%

Hiển thị đáp án

– Phần trăm công suất bị mất trên đường dây do tỏa nhiệt:

Chọn đáp án A

Câu 9: Điện năng ở một trạm điện được truyền đi dưới điện áp 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là 80%. Biết công suất truyền đi là không đổi. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải:

A. giảm điện áp xuống còn 1 kV

B. tăng điện áp lên đến 8 kV

C. giảm điện áp xuống còn 0,5 kV

D. tăng điện áp lên đến 4 kV

Hiển thị đáp án

– Ta có:

(Vì công suất nơi phát P, điện trở dây R, hệ số công suất cosφ không thay đổi)

– Vậy ta có:

Chọn đáp án D

Câu 10: Một máy biến áp lý tưởng có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp bằng 10. Mắc một bóng đèn sợi đốt loại 24 V – 24 W vào hai đầu cuộn thứ cấp thì đèn sáng bình thường. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp bằng:

A. 0,2 A.      B. 0,5 A.

C. 0,1 A.      D. 2 A.

Hiển thị đáp án

– Dòng điện qua đèn để đèn sáng bình thường:

→ Dòng điện ở sơ cấp:

Chọn đáp án C

Câu 11: Một người định quấn một máy hạ áp từ điện áp U1 = 220 V xuông U2 = 90 V với lõi không phân nhánh, xem máy biến áp là lí tưởng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 2 Vôn/vòng. Người đó quấn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại quấn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với điện áp U1 = 220 V thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là 110 V. Số vòng dây bị quấn ngược là:

A. 20 vòng.      B. 15 vòng.

C. 30 vòng.      D. 10 vòng.

Hiển thị đáp án

– Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp khi vấn đúng là:

– Gọi n là số vòng dây bị quấn ngược ở sơ cấp:

→ Kết quả là từ trường của n vòng quấn ngược sẽ triệt tiêu đi từ trường của n vòng quấn thuận.

→ Số vòng dây hiệu dụng ở sơ cấp khi đó:

→ Áp dụng công thức máy biến áp:

Chọn đáp án D

Câu 12: Một máy tăng áp có tỉ số vòng dây giữa hai cuộn dây là 2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Tần số dòng điện hai đầu cuộn thứ cấp bằng:

A. 50 Hz.      B. 25 Hz.

C. 100 Hz.      D. 50√2 Hz.

Hiển thị đáp án

– Máy biến áp không làm thay đổi tần số của dòng điện qua nó:

→ 50 Hz.

Chọn đáp án A

Câu 13: Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng:

A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.

B. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.

C. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.

D. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.

Hiển thị đáp án

– Máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp → máy hạ áp và làm tăng cường độ dòng điện.

Chọn đáp án A

Câu 14: Trong truyền tải điện năng đi xa bằng máy biến áp. Biết cường độ dòng điện luôn cùng pha so với điện áp hai đầu nơi truyền đi. Nếu điện áp ở nơi phát tăng 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây giảm:

A. 200 lần      B. 40 lần

C. 400 lần      D. 20 lần

Hiển thị đáp án

– Công suất hao phí trong quá trình truyền tải:

→ U tăng lên 20 lần thì hao phí trên dây giảm 400 lần.

Chọn đáp án C

Câu 15: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu tăng số vòng dây của cuộn thứ cấp thêm 20% thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở tăng thêm 40 V so với lúc đầu. Điện áp hiệu dụng ban đầu của cuộn thứ cấp để hở là:

A. 220 V      B. 200 V

C. 60 V       D. 48 V

Hiển thị đáp án

– Áp dụng công thức máy biến áp. Ta có:

Chọn đáp án B

Câu 16: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Nếu tăng thêm n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở bây giờ là U3. Số vòng dây của cuộn sơ cấp bằng:

Hiển thị đáp án

– Áp dụng công thức máy biến áp:

– Khi tăng số vòng dây thứ cấp lên n vòng:

Chọn đáp án C

Câu 17: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn thứ cấp bằng 0,8 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây.

Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,4. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,5.

– Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp:

A. 84 vòng dây.

B. 40 vòng dây.

C. 100 vòng dây.

D. 75 vòng dây.

Hiển thị đáp án

– Áp dụng công thức của máy biến áp.

+ Khi quấn theo dự định thì:

+ Với n là số vòng dây quấn thiếu ở thứ cấp, ta có:

+ Khi quấn thêm vào thứ cấp 25 vòng dây nữa thì:

– Từ ba phương trình trên, ta tìm được:

→ Ta cần quấn thêm 75 vòng

Chọn đáp án D

Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì:

A. I tăng, U tăng.

B. I giảm, U tăng.

C. I giảm, U giảm.

D. I tăng, U giảm.

Hiển thị đáp án

– Với công suất mà mát biến áp truyền đến tải ở thứ cấp là không đổi:

→ khi R tăng thì I giảm.

→ khi R tăng thì UR tăng.

Chọn đáp án B

Câu 19: Một máy biến áp lý tưởng có số vòng của hai cuộn dây là N1 và N2. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây N1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây N2 là 3U. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây N2 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 6U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây N1 là:

A. 2U.      B. 3U.

C. 4U.      D. 9U.

Hiển thị đáp án

– Đặt vào N1 điện áp U thì điện áp hai đầu N2 là 3U → máy tăng áp lên 3 lần.

⇒ Nếu ta dùng máy biến áp theo chiều ngược lại thì nó sẽ giảm đi 3 lần → điện áp hai đầu N1 khi đó là 2U.

Chọn đáp án A

Câu 20: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây.

Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,33. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,38.

– Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp:

A. 45 vòng dây.

B. 60 vòng dây.

C. 85 vòng dây.

D. 10 vòng dây.

Hiển thị đáp án

– Áp dụng công thức máy biến áp cho các trường hợp:

– Vậy cần quấn thêm 85 – 25 = 60 vòng.

Chọn đáp án B

Câu 21: Điện năng ở một trạm phát điện khi được truyền đi dưới điện áp 20 kV (ở đầu đường dây tải) thì hiệu suất của quá trình truyền tải điện là 80%. Coi công suất truyền đi là không đổi. Khi tăng điện áp đường dây lên đến 50 kV thì hiệu suất truyền tải điện là:

A. 92,4%.      B. 98,6%.

C. 96,8%.      D. 94,2%.

Hiển thị đáp án

– Hiệu suất truyền tải điện:

– Lập tỉ số:

Chọn đáp án C

Câu 22: Từ một trạm phát điện xoay chiều một pha đặt tại vị trí M, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ N, cách M 180 km. Biết đường dây có điện trở tổng cộng 80 Ω (coi dây tải điện là đồng chất, có điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây).

Do sự cố, đường dây bị rò điện tại điểm Q (hai dây tải điện bị nối tắt bởi một vật có điện trở có giá trị xác định R).

Để xác định vị trí Q, trước tiên người ta ngắt đường dây khỏi máy phát và tải tiêu thụ, sau đó dùng nguồn điện không đổi 12 V, điện trở trong không đáng kể, nối vào hai đầu của hai dây tải điện tại M. Khi hai đầu dây tại N để hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,40 A còn khi hai đầu dây tại N được nối tắt bằng một đoạn dây có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,42 A.

– Khoảng cách MQ là:

A. 167 km.      B. 45 km.

C. 90 km.       D. 135 km.

Hiển thị đáp án

– Ta có:

Chọn đáp án B

Câu 23: Điện áp hiệu dụng giữa hai cực của một trạm phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện 100 lần, với điều kiện công suất truyền đến tải tiêu thụ không đổi?

Biết rằng khi chưa tăng điện áp độ giảm điện áp trên đường dây tải điện bằng 5% điện áp hiệu dụng giữa hai cực của trạm phát điện. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp đặt lên đường dây.

A. 9,01 lần      B. 8,515 lần

C. 10 lần        D. 9,505 lần

Hiển thị đáp án

– Phương trình điện áp truyền tải trong hai trường hợp:

(với ΔU là độ sụt áp trên đường dây và Utt là điện áp nơi tiêu thụ.)

– Công suất hao phí trên dây ΔP = I2R → hao phí giảm 100 lần:

– Kết hợp với giả thuyết:

→ Thay vào hệ phương trình trên:

Chọn đáp án D

Câu 24: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là:

A. giảm công suất truyền tải.

B. tăng điện áp trước khi truyền tải.

C. tăng chiều dài đường dây.

D. giảm tiết diện dây.

Hiển thị đáp án

– Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp để giảm hao phí được dung chủ yếu hiện nay là tăng điện áp trước khi truyền đi.

Chọn đáp án B

Câu 25: Người ta cần truyền một công suất 5MW từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ cách nhau 5km. Hiệu điện thế hiệu dụng cuộn thứ cấp của máy tăng áp là U =100kV.

– Muốn độ giảm thế trên đường dây không quá 1% U thì tiết diện của đường dây dẫn phải thỏa điều kiện nào? Biết điện trở suất của dây tải điện là 1,7.10-8Ωm.

A. S ≥ 5,8 mm2      B. S ≤ 5,8 mm2

C. S ≥ 8,5 mm2      D. S ≤ 8,5 mm2

Hiển thị đáp án

– Độ giảm thế cực đại trên đường dây:

→ Dòng điện chạy qua dây truyền tải:

→ Điện trở của dây dẫn:

Chọn đáp án C

Câu 26: Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây dẫn có điện trở tổng cộng là 40 Ω. Công suất truyền đi là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Điện áp ở hai đầu đường dây tải có giá trị nhỏ nhất vào khoảng:

A. 40 kV.      B. 10 kV.

C. 20 kV.      D. 30 kV.

Hiển thị đáp án

– Hao phí trong quá trình truyền tải:

→ Dòng điện trong mạch:

→ Điện áp hai đầu đường dây tải điện:

Chọn đáp án C

Câu 27: Điện năng được truyền từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Ban đầu hiệu suất truyền tải là 80%. Cho công suất truyền đi không đổi và hệ số công suất ở nơi tiêu thụ (cuối đường dây tải điện) luôn bằng 0,8. Để giảm hao phí trên đường dây 4 lần thì cần phải tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện lên n lần. Giá trị của n là:

A. 2,1.      B. 2,2.

C. 2,3.      D. 1,9.

Hiển thị đáp án

– Ta có giản đồ vecto cho các điện áp:

– Mặt khác kết hợp với giả thuyết T2:

– Để giảm hao phí xuống 4 lần, nghĩa là I giảm 2 lần do vậy cũng giảm đi hai lần:

– Áp dụng định lý sin trong tam giác:

Chọn đáp án C

Câu 28: Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M.

Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 125 máy tiện cùng hoạt động.

Do xảy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện, khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha:

A. 93      B. 102

C. 84      D. 66

Hiển thị đáp án

– Gọi P là công suất truyền tải, ΔP là hao phí trên dây và P0 là công suất tiêu thụ của một máy.

→ Khi nối trực tiếp vào máy phát mà không qua trạm tăng áp:

P = ΔP + nP0

– Ta có 12 + 12 khi tăng áp lên k lần thì dòng điện giảm k lần →ΔP giảm k2 lần

→ Thay vào phương trình đầu, ta thu được n = 93

Chọn đáp án A

Đáp Án Câu Hỏi Tập Huấn Modul 1 Môn Vật Lý

đáp án câu hỏi tập huấn modul 1 môn vật lý, đáp án module 1 môn lý thcs, đáp án modul đáp án module 1 môn vật lý thcs đáp án module 2 đáp án modul đáp án modul 1 môn vật lý

Hôm nay chúng tôi chia sẻ lại cho quý thầy cô đáp án module 1 đáp án modul 1 môn hóa thcs để các thầy cô dễ dàng trao đổi. đáp án modul 1 môn toán thcs

Xem Thêm: Đáp án câu hỏi tập huấn modul 1 Modul 2 Modul 3

A. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy modul 1 môn Vật Lý cấp THCS

– Hoạt động tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.

– Hoạt động vận dụng.

– Hoạt động biểu diễn lực.

– Hoạt động tìm hiểu về ma sát.

– Hoạt động đo lực cản trong nước.

– Hoạt động phân biệt khối lượng trọng lượng.

– Hoạt động Khảo sát mối quan hệ độ giãn lò xo vào khối lượng vật treo.

– Hoạt động vận dụng.

– Các năng lực được hình thành:

+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tự chủ, tự học.

+ Năng lực đặc thù:Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí; Năng lực kiến thức vật lí; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin; Năng lực cá nhân của HS.

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới bằng cách:

– Lắng nghe giáo viên nhận xét.

– Quan sát Tranh ảnh, Thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.

– Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.

– Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó rút ra được kết luận chính xác

– Quan sát và tiến hành thí nghiệm để giải quyết các tình huống học tập.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

– Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

– Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.

– Biết quan sát thí nghiệm và ghi chép kết quả thí nghiệm để giải quyết vấn đề.

– Hiểu và thực hiện được nội dung bài học sử dụng an toàn đồ dùng thí nghiệm.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh giáo viên cần:

– Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời

– Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình học.

– Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.

– Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.

– Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Câu 8:

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

– Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.

– Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết ảnh hưởng của lực ma sát đến an toàn giao thông.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

– Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.

– Môn Khoa học tự nhiên còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Câu 11: Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:

– Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.

– Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học khoa học tự nhiên là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.

– Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:

+ Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập,….

B. 20 câu hỏi trắc nghiệm module 1 môn Vật Lý cấp THCS

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THCS, các môn Toán, lý, hóa, sinh, sử địa, gdcd, gdtc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Tập Vật Lý 11 – Chương Dòng Điện Không Đổi trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!