Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Sai Lầm Trong Hướng Nghiệp Và Định Hướng Du Học Cho Mình mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Học ngành A chỉ nên đi theo ngành A
Có 1 vấn đề lớn các bạn sinh viên hay gặp phải, là suy nghĩ thường bị bó buộc bởi những gì mình đã học và trải nghiệm.
Nhưng thực ra, những gì các bạn hình dung chỉ là 1 mảng rất nhỏ của vấn đề
Học kinh doanh mà vẫn hình dung công việc quản trị kinh doanh chỉ là quản trị con người – công việc – con người, chỉ cần có tư duy quản lý con người (traditional management)
Học Logistics mà chưa hề biết đến những đổi mới – cải tiến trong Global Supply Chain management, Technology transform
Học Năng lượng mà chưa biết GE – tập đoàn số 1 về năng lượng – đang đặt mục tiêu 2022 nằm trong top 10 công ty công nghệ toàn cầu
Học International Study mà không biết các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, Chính phủ nước ngoài đều đang chuyển mình sang chuyển đổi số (digital transformation)
thì thật là NGUY
Khi bắt đầu vào đại học, điều bạn cần phát triển đầu tiên là khả năng tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu. Thường thì sau 1 – 2 năm học bạn đã có thể nhận thức tương đối những kiến thức học được từ ngành này có phù hợp gì với mình không. Mình nên học tiếp ngành này không hay nên phát triển bản thân mình theo 1 ngành khác?
Nếu lỡ chọn sai ngành thì học tiếp ngành khác có vấn đề gì không? Có cần phải học văn bằng 2 không hay là tìm ngành phù hợp với ngành mình đã học để apply?
Câu trả lời là chẳng vấn đề gì cả, nếu có 3 khả năng sau bạn vẫn có thể sửa sai mọi lúc:
Khả năng research: đi tìm hiểu curriculum của các môn ấy như thế nào? Bao nhiêu % đã khớp với mình, bao nhiêu % mình cần bổ sung?
Khả năng tự ra quyết định: nếu tỷ lệ phù hợp của môn học quá thấp, thì không có cách nào khác, bạn sẽ phải học văn bằng 2; hoặc tìm những lựa chọn dễ dàng hơn: đi làm lấy kinh nghiệm, học liên kết và chuyển tiếp sang nước ngoài. Đối với các đơn vị trong nước, ít nhiều bạn cũng có thể thuyết phục họ nhận mình tốt hơn là với 1 người ở quốc gia khác, không thể gặp mặt trực tiếp, và các đơn vị trong nước cũng cần những học viên khá như mình.
2. Vào cấp 3 / đại học mới bắt đầu hướng nghiệp, chọn ngành
Đây cũng đã từng là 1 kinh nghiệm xương máu của chính mình. Chọn ngành học đại học là International Study chỉ vì nghĩ làm việc về ngoại giao có vẻ hay, làm trong các tổ chức quốc tế có vẻ xịn. Nhưng khi đó hoàn toàn không có chút khái niệm nào trong đầu về “ngoại giao sẽ làm gì, các tổ chức quốc tế là những ai, họ hoạt động thế nào, mình sẽ làm gì ở trong đó,…”
Đến khi biết mình đam mê ngành khác thì đã muộn. Không thể xin được 1 học bổng đủ giá trị đối với 1 sinh viên ngoại đạo.
Ở nước ngoài họ có điều kiện hơn ta, có những bộ phim nói về nghề nghiệp và rất cuốn hút. Như “Captain Sully” là 1 ví dụ, khi ấy mình hỗ trợ truyền thông và tuyển học viên theo học ngành phi công, và mình đã đưa bộ phim này ra để mỗi 1 ứng viên tiềm năng theo học phi công cần xem và hiểu biết trước về nghề này.
Ở nước “nhà người ta”, trẻ con từ bậc tiểu học, cấp 2 đã suốt ngày được ngấm về nghề thông qua các sự kiện, các bộ phim – nguồn nguyên liệu dồi dào chính là nguồn cảm hứng vô tận để trẻ con định hình đam mê của mình ngay từ khi bé.
Tầm tuổi mình cách đây hai chục năm, chả có Internet, chả có nguồn thông tin đâu mà tìm hiểu. Bây giờ thì ai cũng có thể tiếp cận được những nguồn nguyên liệu này rồi. Có điều, với góc độ là bố mẹ, các anh các chị có thể đi tìm hiểu thường xuyên và cho con mình tiếp cận với những nguồn nguyên liệu ấy.
Hoa Kỳ có 1 phương pháp luận về hướng nghiệp: longitudinal methodology. Với phương pháp theo chiều dọc này, việc định hướng cho con trẻ được theo suốt chiều dài phát triển của con (từ việc tìm hiểu, nhận biết, trải nghiệm thực tế), chứ không chỉ được tập huấn 1 vài buổi. Con trẻ khi vướng mắc, được trang bị kỹ năng giao tiếp đủ tốt, để luôn sẵn sàng tìm kiếm những người đi trước – chuyên gia trong nghề, làm information review, giải đáp tất cả các thắc mắc về nghề của các cháu.
3. Đi học chỉ để lấy kiến thức
Đây là quan niệm từ ngày xa xưa, và đặc biệt chẳng bao giờ đúng đối với du học.
Du học hiệu quả là để trải nghiệm, học những nét tư duy cấp tiến của nơi mình theo học, hiểu được sự phát triển và suy nghĩ từ những môi trường – nền văn hóa khác với mình; và quan trọng nhất, học kỹ năng sinh tồn và phát triển bản thân.
Đi du học, không ai không trải nghiệm những thời gian cô đơn, phát triển một mình, lạc lõng trong cả 1 cộng đồng: từ ngôn ngữ, phương thức tư duy, cho tới ngoại hình. Rào cản ngôn ngữ còn khiến bạn cảm thấy stress khi không nghe được giảng viên, không hiểu bài, điểm thấp. Môi trường áp lực khi bạn không có ai để chia sẻ. Ngày qua ngày, vẫn những việc làm quen thuộc đầy chán nản.
Khi đó bạn cần phải học những gì?
Kỹ năng sống sót và tự thúc đẩy bản thân: tự tìm những nguồn cảm hứng để mình cảm thấy phấn chấn, khao khát trở lại
Kỹ năng lên kế hoạch: tự xây dựng kế hoạch học tập xen kẽ làm việc và chơi bời, đi du lịch để trải nghiệm
Kỹ năng quản trị cá nhân (self-management): tự ép mình thực hiện kế hoạch, làm gì – không làm gì, mua gì – không mua gì
Kỹ năng học hỏi (self-learning) và vươn lên để thích nghi (adaptation)
Tôi vẫn còn nhớ, khi học ở Đức, thày tôi (Dornberger) luôn hỏi trong thời gian tôi làm luận văn và gặp thày: “How do you get the data? How do you get the information? Any official methodology? Any related research?”. Kể cả khi chương trình tôi học là MBA, nhưng tư duy của người Đức – luôn tự nghiên cứu, khiến phương thức học cũng nghiêng theo cách thức của chúng tôi (Master of Science).
Đó là tư duy nghiên cứu – tự học hỏi và phát triển – cải tiến của người Đức mà tôi “bắt buộc” được học rất nhiều trong thời gian du học. Nhờ tư duy ấy, họ có nhà máy sản xuất 1,000 xe Mercedes GLK 2 chỗ mui trần trong 1 ngày, chỉ với 2 nhân sự vận hành. Nhờ tư tưởng ấy, họ có xe bus luôn tự nghiêng sang phải để sàn xe sát với mặt đường – vì nhóm khách hàng sử dụng thường xuyên của họ là người già – trẻ em và người khuyết tật. Họ sở hữu hàng loạt thương hiệu lớn trên toàn cầu, không ngừng phát triển (Adidas, Hugo Boss, BMW, Volkwagen,…) nhờ tư duy ấy.
4. Bố mẹ kiếm tiền, con kiếm trường
Đây là quan điểm của không ít gia đình khi cho con đi du học. Và chính góc nhìn này, khi con cái chưa chuẩn bị đủ hành trang – tư duy – kỹ năng cần thiết, du học trở thành con dao 2 lưỡi, sẵn sàng vùi dập các cháu xuống tận cùng bởi sự cô độc và khác biệt về văn hóa – nền tảng tư duy.
Khi bố mẹ xác định việc chính của mình là kiếm tiền cho con đi học, mọi tập trung của bố mẹ sẽ xoay quanh vấn đề kiếm tiền. Khi đó, con cái luôn có suy nghĩ mình có sẵn 1 khoản tài chính để đi học và chẳng bao giờ phải lo về điều này.
Thực tế là, mọi đứa trẻ luôn cần có người định hướng, người tư vấn đồng hành trong suốt những năm phát triển tư duy và thế giới quan.
Những đứa trẻ không cần hỗ trợ từ A-Z, các em chỉ cần có người hướng dẫn, tư vấn cho mình cách làm để tự làm, cách học hỏi để tự nghiên cứu.
Khi có con rồi, ở cùng con thường xuyên, mình mới thấy con cái thay đổi từng ngày, và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh.
Khi con đứng trước quyết định lớn, bố mẹ giống như một nhà đầu tư chiến lược, cần giúp con tự tìm ra con đường, xây dựng kế hoạch cho mình, và yêu cầu con phải bảo vệ với mình về kế hoạch ấy. “Con đã nghiên cứu như thế nào về ngành này, nghề này có gì hay, sau này ngành ấy sẽ phát triển như thế nào? Con đi học trường này để làm gì? Đã có kế hoạch cho bản thân chưa? Con cần nguồn lực hỗ trợ như thế nào?”
Không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng có khả năng tự hoạch định như vậy. Nhưng bố mẹ luôn có thể tối đa hóa khả năng tự phát triển – tự nghiên cứu tìm tòi – tự hoạch định kế hoạch của con mình. Hãy xem các phụ huynh Phần Lan kiên định với phương thức giáo dục con cái theo những kỹ năng để đối mặt với tương lai bất định.
5. Cứ chọn ngành học nào sau này lương cao mà đi học
Đây cũng là một câu hỏi bắt gặp khá nhiều. Nhiều lúc mình cũng nhìn lại mình với mấy anh em trong team: đi học nước ngoài về, cày cuốc khởi nghiệp, tiền chưa thấy đâu toàn thấy burn tiền túi. Exit được ít cổ phiếu mấy tuần sau đã thấy hết… Nên khi nghe nhiều câu này cũng hơi chạnh lòng :))
Một chị phụ huynh có con đang học cấp 3 tại 1 trường quốc tế, đang định cho con đi Úc, hỏi mình: “Theo em cháu nên theo học ngành nào để sau này công việc ổn định và lương cao?”
Mình hòi lại: “Theo chị 6 năm nữa khi cháu học xong, 10 năm nữa khi cháu bắt đầu làm việc, các ngành nghề, vị trí công việc sẽ thay đổi và chuyển đổi như thế nào?”
Nghề nào, ngành nào cũng có rất nhiều đất dụng võ để phát triển. Nông nghiệp thì có nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng thì có năng lượng tái tạo, công nghệ năng lượng, thực phẩm thì có chuỗi giá trị cung ứng, công nghệ thực phẩm, giáo dục thì có công nghệ giáo dục…
10 năm nữa, những gì được biết đến và đang hiển hiện ở thời điểm hiện tại sẽ khác xa rất nhiều.
Chẳng có gì đảm bảo, nếu cháu theo học quản trị kinh doanh hay tài chính, 10 năm nữa công việc trong ngành này sẽ như hiện nay.
Với tốc độ phát triển hiện tại cùng sự góp mặt của công nghệ – chuyển đổi số, mọi đứa trẻ luôn thấy 1 tương lai bất định. Luôn tồn tại cơ hội và rủi ro. Quan trọng nhất là, các bạn trẻ phải được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống sót, phát triển, thích nghi; phải luôn có khả năng tìm tòi, đọc hiểu và thích nghi với sự thay đổi.
Linkedin đã có báo cáo: 3 xu hướng của giáo dục trong tương lai là kỹ năng tư duy một cách khoa học (STEM, research,..), Life-long learning (soft-skill, up-skill,…), và Hướng nghiệp (Orientation).
Hướng nghiệp và định hướng du học như thế nào?
Tư duy của Ella trong việc hướng nghiệp và định hướng du học cho các bạn trẻ được phát triển theo 2 phương pháp trên: đồng hành cùng cá nhân (Peer-to-peer) bởi chính những người từng trải (Alumni) và tự nghiên cứu phát triển (self-development).
Khi chưa có định hướng rõ ràng, các bạn học viên luôn được yêu cầu tự research và xây dựng 1 bài nghiên cứu và 1 số ngành nghề có thể phù hợp với bạn ấy ban đầu (Tổng quan về ngành nghề, đang phát triển trên thế giới như thế nào, góp ích gì cho sự phát triển chung của nền kinh tế, các đơn vị lớn nhất trong ngành này đang làm gì – định hướng ra sao…)
Quá trình học viên tự research sẽ giúp chính bản thân các bạn ấy tìm ra những ngành nghề nào đang thu hút mình (khi chưa có đủ thời gian trải nghiệm với công việc thực tế).
Sau khi có bản nghiên cứu về ngành nghề, học viên tiếp tục research khóa học, tìm curriculum của từng ngành, xem có những môn học nào phù hợp. Trong trường hợp những môn học của ngành B rất thích nhưng không trùng với các môn học tại bậc đại học, học viển quay lại bước 2.
Với số lượng học viên phát triển dần, khoảng 3-4 tháng nữa trên app Ella sẽ có đầy đủ bài nghiên cứu tại nhiều ngành nghề để học viên sử dụng như 1 bộ lọc trước khi tìm Alumni.
Chẳng có gì quá cao siêu hay trừu tượng. Có nền tảng phương pháp luận và trải nghiệm, phát triển, cải tiến dần là sẽ thành hình.
Từng bước từng bước xây đắp. Chắc điều may mắn nhất du học dạy cho mình là Kỹ năng sống sót và không bỏ cuộc 🙂
Các bố các mẹ cứ tự tin, trang bị hành trang kỹ năng sinh tồn cho con, rồi quăng đâu con cũng chiến được, dù dòng đời bất định.
5 Bước Tự Hướng Nghiệp
Khám phá bản thân
5 BƯỚC TỰ HƯỚNG NGHIỆP
5 BƯỚC TỰ HƯỚNG NGHIỆP
Từ năm 2015, học sinh lớp 12 chỉ trải qua một kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Đây là sự thay đổi mang tính đột phá của ngành giáo dục, vừa giảm áp lực của thi cử, vừa mở ra nhiều cơ hội cho người học để chọn con đường nghề nghiệp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Để chuẩn bị cho một kỳ thi THPT quốc gia, bên cạnh việc học tập tốt, toàn diện ở các lớp THPT, học sinh còn phải chuẩn bị việc tự hướng nghiệp cho chính bản thân mình. Việc tự hướng nghiệp sớm sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị “chắc” nhất cho tương lai của mình. Bài viết sau nhằm giới thiệu cho học sinh 5 bước cơ bản của tự hướng nghiệp.
1. Tự nhận diện bản thân
Tự nhận diện bản thân nhằm xác định được bạn thích gì ? nghề nghiệp nào là phù hợp với bạn ? bằng cách tự trả lời các câu hỏi theo các bước sau hoặc trả lời các câu hỏi “Xác định các nhóm sở thích nghề nghiệp nổi trội”.
– Nhận dạng về sở thích hay sự quan tâm của bạn.
Hãy quan tâm đến những việc đang diễn ra xung quanh, xem báo đài để bắt đầu bằng việc tự trả lời câu hỏi về những công việc mình yêu thích, những lĩnh vực nghề nghiệp nào bạn có thể làm hoặc thậm chí những ngành học nào mình ưa thích và điều quan trọng phải giải đáp được vì sao bạn thích.
– Nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của bạn
Như vậy, đầu tiên phải xác định được trong những nghề bạn yêu thích, thì nghề nào là phù hợp với bạn.
2. Tự nhận diện Ngành – Trường tương ứng
Sau khi tự nhận diện bản thân, xác định nghề phù hợp với mình, bước tiếp theo bạn sẽ tìm trường có ngành học phù hợp nhất với sở thích nghề nghiệp của mình. Điều quan trọng nhất của giai đoạn này chính là quá trình tự tìm hiểu của học sinh nhằm thu thập thông tin về các trường ĐH, CĐ, TCCN, CĐN, TCN và thiết lập mục tiêu cá nhân.
3. Tự nhận diện sức học
Đây là bước mà nhiều học sinh thường “nhắm mắt” bỏ qua, hoặc “đại khái” để tự hài lòng hoặc hy vọng vào sự may mắn. Thực tế tuyển sinh đại học, cao đẳng đã chứng minh cơ hội trúng tuyển tùy thuộc vào sức học của mỗi học sinh. Nếu đại khái, xuê xoa, bỏ qua tự đánh giá năng lực hoặc sức học của bản thân thì làm tăng nguy cơ giảm khả năng trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích.
Để nhận diện sức học của mình, học sinh làm theo mẫu, lưu giữ, đối chiếu với từng học kỳ. Việc xác định năng lực sớm nhằm giúp học sinh có kế hoạch tự điều chỉnh việc học nhằm quyết tâm thực hiện được mơ ước của mình. Nếu sức học quá chênh lệch với ước mơ, nên học ở một trường khác, bậc học phù hợp để có nghề nghiệp mà mình yêu thích, và đủ sức vào theo các tiêu chí tuyển sinh của trường đó.
4. Tự nhận diện về nhu cầu nhân lực
“Trong vài năm tới ngành nào là thu hút nhân lực? Ngành nào lương cao? …. “. Là những câu hỏi thường gặp trong các buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh. Bình quân hàng năm có đến 80% học sinh có nguyện vọng học tiếp đại học, cao đẳng. Trong khi đó cơ cấu nguồn nhân lực tính đến 2015 là 59% sơ cấp nghề, TCCN là 23%, cao đẳng 6,6%, đại học 10,8%, sau đại học 0,7%, đến 2020 lần lượt là 54,2% – 27,1% – 6,8% – 11,3% – 0,7%. Như vậy, bình quân trong cả nước, học sinh chọn ngành học ở trình độ nghề, TTCN, cao đẳng nghề có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Ngoài ra, mỗi ngành nghề khác nhau, địa phương khác nhau thì nhu cầu nhân lực theo cơ cấu đào tạo tất yếu là khác nhau, ví dụ, nhu cầu nguồn nhân lực trình độ CĐ, ĐH ngành CNTT là 65%, ngành GTVT là 36,5%, ngành du lịch 28,5%, ngành năng lượng hạt nhân 83%, ngành ngân hàng 83%, ngành tài chính 50%…
Có địa phương định hướng tăng các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, xuất khẩu, gia tăng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, nhưng học sinh của tỉnh không mặn mà khi chọn các ngành học này.
Nếu có dự tính sẽ làm việc ở địa phương nào thì học sinh nên tham khảo nhu cầu nhân lực của địa phương đó.
5. Lập sổ tay hướng nghiệp
Lập sổ tay hướng nghiệp chính là quá trình tự hướng nghiệp bản thân, kiểm soát, điều chỉnh hành vi nhằm vượt qua những khó khăn, cản trở để đạt mục tiêu cao nhất.
Việc nhận diện tính cách, kỹ năng, giá trị và sức học nhằm giúp học sinh vừa tự khám phá mặt mạnh, vừa xác định chính xác những hạn chế của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp, chứ không làm triệt tiêu ước mơ của mình. Nếu quyết tâm, nên bắt đầu sớm bài hướng dẫn này, có thể ngay từ học kỳ đầu tiên của lớp 10, và nên tự thực hiện theo từng học kỳ và bắt đầu bằng những mơ ước của mình về nghề nghiệp đến thực tế của bản thân.
TS. Lê Thị Thanh Mai (ĐHQG TP.HCM)
-Nguồn Báo Tuổi Trẻ-
Góp ý
Họ và tên:
*
Email:
*
Tiêu đề:
*
Mã xác nhận:
RadEditor – HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor’s components – toolbar, content area, modes and modules
Toolbar’s wrapper
Content area wrapper
RadEditor hidden textarea
RadEditor’s bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor’s Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons
Statistics module
Editor resizer
Design
HTML
Preview
RadEditor – please enable JavaScript to use the rich text editor.
RadEditor’s Modules – special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
*
Tư Vấn Hướng Nghiệp Và Du Học (Hs)
Tại Trường Nguyễn Siêu, mỗi học sinh luôn được đánh giá cao, được chăm sóc và quan tâm một cách cẩn thận. Một chuỗi các chương trình tư vấn được thiết kế dành cho tất cả các bạn học sinh của trường Nguyễn Siêu với mục đích nâng cao sự cá nhân hóa và phát triển được tối đa các năng lực. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ tư vấn viên cũng như các chuyên gia cố vấn quan tâm đến không chỉ những vấn đề trong học tập mà cả đời sống thường ngày của học sinh. Học sinh có thể chia sẻ, tâm sự với đội ngũ giáo viên, chuyên viên tư vấn về những vấn đề thầm kín, mang tính chất cá nhân, những vấn đề mà học sinh cảm thấy khó có thể chia sẻ được với bạn bè, hay thậm chí là với cha mẹ mình. Bên cạnh đó, không những học sinh mà cả phụ huynh học sinh cũng có thể đăng ký chương trình tư vấn của nhà trường Nguyễn Siêu để có thể được các chuyên gia tư vấn đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất trong việc định hướng và giáo dục cho con em mình. Hiện nay, nhà trường Nguyễn Siêu đưa đến cho học sinh và các quý phụ huynh ba chương trình tư vấn như sau:
* Định hướng tương lai nghề nghiệp, lựa chọn con đường học tập phù hợp.
* Chất lượng và xếp hạng của các trường (Trung học, Cao đẳng, Đại học) tại các quốc gia.
* Xu hướng ngành nghề – thị trường việc làm trong thế kỷ XXI.
* Cuộc sống du học và các kĩ năng cần thiết.
Kèm theo đó là những tư vấn trong việc chọn trường, môn học và ngành học phù hợp với tính cách, năng lực bản thân con người của học sinh cũng như theo mong muốn của gia đình. Ngoài ra, trường Nguyễn Siêu có mối quan hệ giao lưu hợp tác với rất nhiều trường trung học và đại học trên toàn thế giới. Chính vì vậy, học sinh Nguyễn Siêu luôn được ưu tiên trong việc tìm kiếm các học bổng du học, gói hỗ trợ tài chính tại những quốc gia trong danh sách hợp tác. Mạng lưới các trường đối tác ngày càng được mở rộng để mang lại nhiều sự lựa chọn về các trường cao đẳng, đại học trên toàn thế giới cho học sinh.
* Đăng ký trực tiếp với chuyên viên tư vấn tại Văn phòng Quốc tế, tầng 1 nhà E. * Đăng ký thông qua GVCN của lớp. * Gửi email về hộp thư tuanhoang@nguyensieu.edu.vn * Nhắn tin tới fanpage: Nguyen Sieu International
Xu Hướng Du Học Nhật Bản Của Giới Trẻ Việt Trong 5 Năm Tới
Xu hướng du học Nhật Bản của các bạn trẻ Việt nổi lên trong khoảng 6-7 năm trở lại đây. Khái niệm đi du học Nhật Bản đã không còn xa lạ và nhiều học sinh, phụ huynh đã lựa chọn làm định hướng cho con em mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lý giải vấn đề này, chúng ta có thể vạch ra mấy vấn đề như sau:
Đầu tiên là xu hướng đi du học nước ngoài ngày càng phổ biến với nhiều loại hình và đối tượng hơn. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của giáo dục và có điều kiện nâng cao giá trị, trình độ bản thân ở việc mở rộng tầm kiến thức văn hóa.
Sự đẩy mạnh hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các quốc gia khiến cho việc đi du học nước ngoài trở nên thuận tiện và phổ biến hơn. Không chỉ là vấn đề hỗ trợ học bổng mà chính sách về luật pháp, quy định cũng có những đổi mới theo xu hướng hỗ trợ, quốc tế hóa nền giáo dục đại học và sau đại học ở nhiều quốc gia.
Du học Nhật Bản trở thành xu hướng bởi nhu cầu đi du học nước ngoài tại Việt Nam hiện rất cao. Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam chưa thực được thế giới đánh giá cao. Chính vì vậy, nhiều người nhận ra du học là cách tốt nhất để nâng cao trình độ bản thân và mở ra những cơ hội việc làm tốt cho tương lai. Chính vì vậy, ngoài những người du học theo học bổng, 90% du học sinh Việt Nam lựa chọn đi du học tự túc.
Chính vì vậy, xu hướng đi du học không chỉ là lựa chọn của nhiều học sinh tốt nghiệp THPT mà nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trung cấp cũng lựa chọn đi du học phần thì vì thất nghiệp, phần thì chưa hài lòng với công việc hiện tại ở Việt Nam.
Khi nhu cầu du học nước ngoài tăng lên rõ rệt, lựa chọn của các học viên, phụ huynh rằng đi du học ở đâu, lựa chọn ngành học nào, trường học nào trở thành xu thế. Và với những lợi ích du học Nhật Bản rõ rệt, xu hướng du học Nhật Bản hiện đang được nhiều học sinh lựa chọn khi có đi du học nước ngoài.
Du học Nhật Bản đang là chương trình du học phổ biến nhất tại nước ta. Có thể nhìn thấy xu hướng này khi rất nhiều các công ty tư vấn lựa chọn du học Nhật Bản là thị trường trọng điểm. Xét các điểm đến truyền thống, số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài thì đứng đầu là Úc, thứ 2 là Mỹ, tiếp theo mới đến Nhật Bản. Thế nhưng, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây.
Hiện nay, số lượng học sinh Việt Nam tại Nhật đông thứ 2, chỉ sau Trung Quốc cho thấy sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với du học sinh Việt Nam đến thế.
Những lợi ích của du học Nhật Bản so với các quốc gia khác
Du học Nhật Bản trở thành xu hướng của giới trẻ còn chính bởi những lợi ích đặc biệt của du học Nhật Bản so với các quốc gia khác. Nói về những lợi ích du học Nhật Bản, có thể kể đến các vấn đề như chất lượng, chi phí, cơ hội việc làm và những điều kiện thuận lợi khác như sau:
Xu hướng du học Nhật Bản được thừa nhận bắt nguồn chủ yếu từ chất lượng giáo dục ở đây rất tốt. Nhật Bản có xuất phát điểm rất khó khăn cùng điều kiện thiên tai khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nhưng sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản khi trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế, kỹ thuật, giáo dục khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Sự phát triển và sức sống mãnh liệt của người Nhật Bản được chứng minh chính từ nền giáo dục được đầu tư bài bản và đạt được những thành tích đặc biệt ấn tượng. Chính bởi chất lượng giáo dục được đánh giá cao, bằng tốt nghiệp tại Nhật được cả thế giới thừa nhận và chào đón.
Xu hướng du học Nhật Bản hấp dẫn còn bởi những chính sách hỗ trợ từ chính phủ này rất tốt như đẩy mạnh hợp tác hay quốc tế hóa giáo dục bằng chương trình học bổng đa dạng, hấp dẫn dành cho các lưu học sinh. Chính vì học bổng du học Nhật Bản khá hấp dẫn, phong phú và đa dạng nên nhiều học sinh đặt ra quyết tâm đi du học bằng một suất học bổng cũng thường tìm đến Nhật Bản.
Nhờ các học bổng này mà chi phí du học Nhật Bản giảm thiểu áp lực hơn đối với học sinh và gia đình.
Thêm một lợi thế khiến du học Nhật Bản trở thành xu hướng của giới trẻ chính bởi môi trường học tập ở đây chuyên nghiệp và thân thiện. Ở một trình độ kinh tế, giáo dục cao hơn chúng ta một bậc, bạn sẽ được trải nghiệm đào tạo và phát triển bản thân trong điều kiện tốt nhất.
Môi trường học tập ở Nhật Bản thân thiện, không có sự phân biệt đối xử.
Thuận lợi về vị trí địa lý cùng sự tương đồng về văn hóa cũng là một lý do khiến xu hướng du học Nhật Bản trở nên phổ biến và hấp dẫn. So với thị trường các nước nói tiếng Anh thì chi phí du học Nhật Bản thấp hơn nhiều. Hơn nữa, sự gần gũi hơn về vị trí địa lý và cùng thuộc văn hóa Á Đông sẽ tạo điều kiện để các du học sinh dễ dàng thích nghi hơn với nền văn hóa Nhật Bản.
Cũng bởi chất lượng giáo dục tốt và sự đào tạo toàn diện con người, du học Nhật Bản trở thành xu hướng bởi cơ hội việc làm và tương lai rộng mở đối bạn. Suy cho cùng, người ta học đại học, hay đi du học cũng vì muốn có một công việc tốt và phát triển tương lai tươi sáng.
Như vậy, xu hướng du học Nhật Bản đã rất phổ biến và trong tương lai khoảng 5 năm tới sẽ vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Khi du học Nhật Bản trở thành xu hướng, bên cạnh việc thuận lợi thì cũng cần một số lưu ý như vấn đề lựa chọn theo xu hướng mà quên mất phân tích, đánh giá theo trường hợp cụ thể của từng học sinh. Điều này không chỉ đối với các học viên mà cả với phụ huynh, các trung tâm tư vấn du học cần lưu ý.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Sai Lầm Trong Hướng Nghiệp Và Định Hướng Du Học Cho Mình trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!